TRUYỀN THAY MÁU THAY HUYẾT TƯƠNG

Một phần của tài liệu Truyền máu và an toàn truyền máu (Trang 61 - 64)

- Nồng độ của citrate trong các DD chống đông máu: một đơn vị máu 250ml có 50ml DD ACD với pH= 4,55,5 như vậy

TRUYỀN THAY MÁU THAY HUYẾT TƯƠNG

Máu gồm HTvà các tế bào máu được lưu thông trong bộ máy tuần hoàn. Nếu ngưng tuần hoàn do các mạch máu bị tắc, bị nghẽn sau 4 phút thì tế bào não bị tổn thương không hồi phục vì máu không lên não để nuôi não.

Máu có 4 chức năng như: chức năng vận chuyển oxy- cacbonic; chức năng cầm máu; chức năng MD; chức

năng huyết động học. Đây là chức năng quan trọng nhất trong bài này.

Chức năng huyết động học là một chức năng duy trì các thể tích máu trong tuần hoàn, duy trì áp lực và lưu lượng máu trong các mạch máu nhằm duy trì sự sống và hoạt động của con người.

Trong chức năng huyết động học thì thể tích máu có vai trò rất quan trọng. Giá trị bình thường của thể tích

máu thay đổi theo giới tính, tầm vóc cao, thấp, to, nhỏ và yếu tố cân nặng. Người ta có thể tính tổng quát như sau:

- Thể tích máu toàn phần bằng 75 g hoặc bằng 1/13

trọng lượng cơ thể hay là 2750ml/m2 diện tích cơ thể. - Thể tích HC bằng 45ml/kg hay 1600ml/m2 diện tích

cơ thể.

Người ta thấy rối loạn chức năng huyết động bởi:

- Choáng do tổn thương tim: nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, huyết khối động mạch.

- Choáng do phản xạ co, dãn các mạch máu trong các choáng do nhiễm trùng, do nhiễm độc.

- Choáng do dị ứng bởi các phản ứng do KN- KT làm cho huyết động bị rối loạn.

- Choáng do thần kinh nhất là rối loạn hệ thần kinh thực vật làm cho mất cân bằng về thể tích máu với các dịch gian bào gây ra rối loạn chức năng huyết động.

- Rối loạn chức năng huyết động giảm thể tích máu bởi các nguyên nhân như chảy máu, do tai nạn, hỏa khí hay trong bệnh lý, trong phẫu thuật... và trong các trường hợp bỏng sâu và lan rộng.

Một phần của tài liệu Truyền máu và an toàn truyền máu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(143 trang)