Truyền HC lắng 12 đơn vị kết hợp dùng lợi tiểu.

Một phần của tài liệu Truyền máu và an toàn truyền máu (Trang 112 - 117)

1.2.5. Dự phòng.

Đối với người già, trẻ em, BN tim hay bị sốt kéo dài... cần truyền chậm theo dõi kỹ nếu được nên truyền HC lắng.

1.3. TAI BIẾN DO PHẢN ỨNG DỊ ỨNG:

1.3.1. Sinh lý bệnh:

Máu truyền vào gây tăng cảm ứng trực tiếp với sự giải

phóng histamin và tăng hoạt động của hệ thống kinin do phản ứng hoạt động của yếu tố đông máu Prekallicrein và tiêu hủy BC của BN, bổ thể kết hợp với IgG... sẽ tạo nên phản ứng dị ứng. Trong các trường hợp nặng có liên quan đến sự xuất hiện của KT kháng IgA.

1.3.2. Triệu chứng

Chính là nổi mề đay và choáng quá mẫn.

1.3.2.1. Thể nhẹ:

Nổi mề đay, rét run, nhức đầu, sốt.

1.3.2.2. Thể vừa:

Khó thở phù Quinck (phù cứng) sốt, rét run, huyết áp giảm.

1.3.2.3. Thể nặng:

Choáng quá mẫn là do xung đột KN- KT bởi các protein lạ biểu hiện trụy mạch, choáng, huyết áp giảm...

1.3.3. Điều trị:

Dùng kháng histamin tổng hợp có thể: Phenergan, Polaramin tĩnh mạch 5 - 10 mg (1 - 2 ống).

- Corticoid: soludecadrom {4 - 8 mg), solumedrol (60 - 80 mg), solucortef (0,5 mg/kg) hoặc là hydrocortison 100 mg tĩnh mạch...

- Xử trí các triệu chứng nóng, sốt, trợ tim....

1.3.4. Dự phòng:

- Trước khi lấy máu truyền, cần loại người đã chích vaccin làm từ huyết thanh súc vật, các người thường có nổi mề đay và bị eczéma...

- Xem kỹ các đơn vị máu nếu có bị đục ở HTtuyệt đối không được truyền.

1.4. PHẢN ỨNG RÉT RUN:

Phản ứng sốt, rét run là phản ứng do cơ thể không dung nạp các chất có từ máu truyền vào.

1.4.1 . Nguyên nhân:

Rất khó xác định. Nhưng các dấu hiệu sau cần lưu ý:

1.4.1.1. Chất có thể gây sốt

Là các chất cặn bã, xác chết vi sinh, các chất vô cơ (phấn talc...) các chất bám bẩn dụng cụ truyền, các Albumin.

1.4.1.2. Đồng MD do các NM:

- Chống HC: ở các NM có các phụ NM như máu A có: A1, A2, A3, Ax...

- Chống BC: ở các NM của BC hạt, chống HLA... - Chống protéin có trong huyết tương: kháng IgA.

1.4.1.3. Đơn vị máu:

1.4.2. Triệu chứng:

1.4.2.1. Thể nhẹ:

Sốt 38 - 390C có khi lên đến 400C rồi rét run dữ dội. Nhức đầu, mặt đỏ, đau cơ, ói, mệt khó thở từng cơn. Các dấu hiệu này kéo dài 30 – 60’

1.4.2.2. Thể nặng:

Có thể gây choáng, suy hô hấp nhưng ít khi gặp.

1.4.3. Điều trị:

Tạm ngừng truyền: ủ ấm, cho thuốc hạ nhiệt, có thể sử dụng

kháng hiatamin hay corticoid thường thì ít cần, trừ trường hợp có choáng.

1.4.4. Dự phòng:

Một phần của tài liệu Truyền máu và an toàn truyền máu (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(143 trang)