Truyền thay máu với HC đông lạnh có kết hợp với HTđông lạnh, đây là sản phẩm tốt, có pH sinh lý, kali, natri bình

Một phần của tài liệu Truyền máu và an toàn truyền máu (Trang 71 - 76)

lạnh, đây là sản phẩm tốt, có pH sinh lý, kali, natri bình thường; nồng độ 2,3 DPG cao. Tuy nhiên sản phẩm khó sử dụng đại trà mà chỉ một số trường hợp có NM hiếm gặp mới sử dụng vì có quá trình điều chế HC đông lạnh và quá trình giải đông xử lý các DD bảo quản rất phức tạp. Do vậy

1.4 LIỀU LƯỢNG:

• Nếu thay máu để chống thiếu máu và chống chảy

máu thì thể tích lấy ra và thể tích đưa vào bằng nhau, có nghĩa là TM vào và lấy máu ra ở trẻ sơ sinh với thể tích máu là 80-85 ml/kg và người lớn với thể tích máu 70-75 ml/kg là đủ để chống chảy máu và chống thiếu máu.

• Truyền thay máu để chống bilirubin máu cao thì thể tích máu đưa vào sẽ bằng 2-2,5 lần máu cần phải thay cho BN.

1.5. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.

Cần duy trì thăng bằng nhiệt độ; nơi truyền thay máu cần có nhiệt độ phòng là 250C và phòng thoáng mát.

Máu thay cần phải đảm bảo ở nhiệt độ 370C. Máu không được dưới nhiệt độ này.

Cần để phòng giảm calci máu bằng cách đã truyền thay máu được 1/4 thể tích máu cần thay thì tiêm 0,25ml/kg calci gluconat 10% cho BN truyền thay máu.

Đối với người lớn nếu thiếu máu cấp có trụy tim mạch thì cần điều hòa tốt sự thay đối thể tích máu rút ra và thể tích máu đưa vào cho BN nhằm tránh nguy cơ nặng thêm của trụy tim mạch.

1.6. TAI BIẾN:

- Gây choáng do ống thông khi truyền thay máu cho trẻ sơ sinh ở tĩnh mạch cuống rốn làm kích thích đám rối thần kinh vùng bụng.

- Nếu truyền thay máu tĩnh mạch cuống rốn cũng có thể gây viêm ruột hoại tử và co giật màng bụng.

- Truyền thay máu có thể gây rối loạn tim làm tim đập nhanh, điện tâm đồ sóng ST dài do TM quá lạnh hoặc bị giảm calci máu do máu đã dự trữ lâu nên có nhiều citrate.

- Làm rối loạn hô hấp nhất là trẻ sơ sinh do mất thăng bằng kiềm-toan vì lượng CO2 trong máu tăng.

- Có thể gây biến chứng huyết khối tĩnh mạch cửa, huyết khối động mạch và tắc mạch do khí... trong truyền thay máu.

- Nếu thực hiện không đúng quy trình về vô trùng có thể gây biến chứng nhiễm trùng tại chỗ truyền thay máu hoặc bị nhiễm trùng toàn thân.

Người ta còn thấy truyền thay máu gây ra suy tuần hoàn, phù phổi cấp do truyền quá nhanh và truyền quá nhiều.

2. TRUYỀN THAY HT

Truyền thay HT là truyền thay một phần hay toàn bộ HTcủa BN bằng HT người bình thường nhằm loại bỏ các yếu tố độc hại có trong HTbởi nội hay ngoại độc tố làm tổn thương cơ thể và

truyền thay HTcũng nhằm cung cấp các chất cho cơ thể để duy trì sự sống cho cơ thể.

2.1. CHỈ ĐỊNH TRUYỀN THAY HTNHẰM.

2.1.1. Loại bỏ các chất độc có trong HTnhư.

Một phần của tài liệu Truyền máu và an toàn truyền máu (Trang 71 - 76)