Hoàn thiện căn cứ trích lập dự phòng rủi ro:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank).DOC (Trang 65 - 68)

và ptnt hà nộ

3.2.1Hoàn thiện căn cứ trích lập dự phòng rủi ro:

Để việc trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng phản ánh thực chất hơn về chất lợng hoạt động của NHTM thì việc trích lập phải dựa trên những căn cứ phù hợp hơn. Có nghĩa là tài sản Có của NHTM phải đợc phân loại theo các tiêu thức hợp lý hơn, dựa trên cả yếu tố định tính chứ không

chỉ yếu tố định lợng, dựa trên yếu tố rủi ro của các tài sản chứ không chỉ dựa trên yếu tố thời hạn của các tài sản nh hiện nay.

Mọi loại tài sản đều có thể đa đến những rủi ro cho ngân hàng. Các khoản cho vay vốn lu động, trang trải hàng tồn kho, cho vay trung dài hạn, cho thuê tài chính, đầu t, góp vốn cổ phần, tài sản khác..., tất cả đều tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, đối với mỗi cách thức sử dụng vốn của ngân hàng thì lại chịu ảnh hởng của những nhân tố khác nhau, do đó mức độ rủi ro cũng khác nhau. Vì thế, việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ thực chất khi ngân hàng trích lập dựa trên việc đánh giá chính xác mức độ rủi ro của các tài sản Có khác nhau. Muốn vậy ngân hàng cần thờng xuyên đánh giá chất lợng tài sản Có, phân tích các điều kiện khách quan và chủ quan có thể ảnh hởng đến chất lợng tài sản Có, từ đó tiến hành phân loại tài sản Có hợp lý hơn, làm căn cứ cho việc trích lập dự phòng.

Chẳng hạn, đối với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thì ngân hàng cần tiến hành đánh giá và phân loại ngay tại thời điểm mà khoản vay đợc thực hiện và sau đó tái xét và phân loại lại trong suốt vòng đời của khoản vay những thay đổi đáng kể về chất lợng tín dụng của nó. Việc kiểm tra và đánh giá lại cần quan tâm đến hiệu quả của khoản cho vay, cũng nh điều kiện tài chính của khách hàng. Việc phân loại các khoản cho vay của ngân hàng có thể dựa trên nhiều tiêu thức hoặc chuẩn mực khác nhau do các cơ quan quản lý quy định nhng đều phải dựa trên khả năng và tinh thần tự giác hoàn trả nợ, gồm cả vốn gốc và lãi, của khách hàng. Ví dụ nh, hoạt động cho vay của ngân hàng có thể đợc phân loại thành năm hạng nh sau:

+ Đạt tiêu chuẩn hoặc bình thờng ( standard or pass ): là các khoản cho vay mà ngân hàng không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ của khách hàng. Hay nói cách khác, các khoản cho vay này đợc đảm bảo đầy đủ, cả vốn gốc và lãi bằng tiền hoặc các giá trị thay thế cho tiền nh chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, tín phiếu kho bạc và trái phiếu. Đây là các khoản vay của các doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao, có sẵn nguồn vốn thay thế, xu hớng phát triển thuận lợi; những cá nhân có khả năng thanh toán cao nhờ có các nguồn trả nợ đợc xác định rõ ràng.

+ Cần quan tâm hoặc cảnh giá ( specially mentioned or watch ): là các khoản cho vay có thể tiềm ẩn yếu tố mất khả năng hoàn trả nợ vay trong tơng lai nếu không kiểm tra hoặc xem xét. Ví dụ nh những khoản cho vay bằng hợp đồng vay không thoả đáng, thiếu kiểm soát tài sản đảm bảo, hoặc thiếu giấy tờ chứng nhận sở hữu,... hoặc những khoản cho vay cấp cho khách hàng hoạt động theo một xu hớng bất lợi, có bảng cân đối kế toán ở tình trạng mất cân bằng nhng khả năng hoàn trả cha quá mức trầm trọng.

+ Dới chuẩn ( substandard ): là những khoản cho vay mà khả năng trả nợ bị thiệt hại, nguồn trả nợ cơ bản bị thiếu hụt và ngân hàng phải cần đến nguồn trả nợ thứ cấp. Đó là những tài sản thế chấp, bán tài sản cố định, tái tài trợ hoặc vốn khác. Đây có thể là những khoản cho vay ngắn hạn cho những khách hàng mà chu kì ngân quỹ không đủ để hoàn trả khoản nợ khi đáo hạn, hoặc những khoản cho vay ứng trớc đối với những khách hàng mà vốn chủ sở hữu thiếu một cách nghiêm trọng... Những khoản nợ quá hạn ít nhất 30 ngày cũng thờng đợc xếp vào hạng dới chuẩn.

+ Khó đòi ( doubtful ): là những khoản cho vay mà khả năng tổn thất là rõ ràng, việc thu hồi nợ trọn vẹn là đáng ngờ và không chắc chắn. Những khoản vay đã quá hạn ít nhất 180 ngày là thuộc hạng này, trừ phi những khoản vay đó có đảm bảo. Khả năng tổn thất của những khoản vay này là rõ ràng nh- ng cha đến mức xếp hạng tổn thất.

+ Tổn thất ( loss ): là những khoản vay đợc xem là không thể thu hồi, giá trị thấp kém, mặc dù vẫn đợc coi là tài sản của ngân hàng nhng trong tơng lai không có khả năng phục hồi. Những khoản cho vay quá hạn ít nhất 1 năm đều đợc xếp hạng tổn thất, trừ khi khoản vay đó có đảm bảo chắc chắn.

Đối với mỗi hạng đợc xếp loại nh trên, ngân hàng cũng có thể phân loại một cách chi tiết hơn và có cách theo dõi phù hợp với từng loại. Chẳng hạn, với các khoản vay xếp hạng đạt tiêu chuẩn hoặc cần quan tâm, ngân hàng có thể chỉ cần kiểm tra và tái phân loại 2 lần mỗi năm, còn đối với các khoản vay xếp hạng dới chuẩn hoặc khó đòi, ngân hàng cần kiểm tra thờng xuyên hơn theo từng quý hoặc từng tháng tuỳ từng mức độ. Đặc biệt, đối với khoản vay bị xếp hạng tổn thất, ngân hàng cần theo dõi thờng xuyên để có biện pháp xử lý

kịp thời.Trên cơ sở phân loại nợ thành các hạng khác nhau, ngân hàng có thể trích dự phòng rủi ro theo những tỷ lệ tơng ứng cụ thể nh sau:

Hạng Tỷ lệ trích lập dự phòng Đạt tiêu chuẩn Cần quan tâm Dới chuẩn Khó đòi Tổn thất 1% - 2% 5% - 10% 10% - 30% 50% - 75% 100%

Để xác định tỷ lệ trích lập phù hợp, các ngân hàng cần xét đến mọi yếu tố có thể tác động đến khả năng thu hồi của danh mục cho vay nh chất lợng tín dụng, kinh nghiệm trớc đây về tổn thất, chất lợng và trình độ quản trị cho vay, việc thu hồi nợ và cách thức xử lý nợ, những thay đổi của môi trờng... Tuỳ vào ảnh hởng của các nhân tố đến hoạt động cụ thể của từng ngân hàng mà ngân hàng sẽ xác định đợc tỷ lệ thích hợp.

Đối với các NHTM Việt Nam hiện nay, do hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đều phân chia các khoản nợ theo tiêu thức thời hạn, nên việc phân loại tài sản Có theo tiêu thức khác có thể rất phức tạp. Tuy nhiên, các ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo mức độ rủi ro tuỳ vào tình hình cụ thể của mình để việc trích lập thực chất hơn và đáp ứng đúng yêu cầu dự phòng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank).DOC (Trang 65 - 68)