Mở rộng phạm vi đối tợng trích lập dự phòng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank).DOC (Trang 68 - 71)

và ptnt hà nộ

3.2.2Mở rộng phạm vi đối tợng trích lập dự phòng:

Đối với tình hình thực hiện trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM Việt Nam, do cha thể ngay lập tức thay đổi đợc căn cứ phân loại tài sản Có, và việc trích lập dựa trên tiêu chí thời hạn của khoản vay là chủ yếu, nên để hoàn thiện hơn việc trích lập dự phòng thì các NHTM cần mở rộng đối tợng trích lập:

+ Đối với bất kỳ khoản cho vay nào của ngân hàng, ngay khi giải ngân ra đã có thể tiềm ẩn rủi ro. Cho dù ngân hàng đã thẩm định rất kĩ thì những biến động mang tính khách quan có thể ảnh hởng đến khoản vay. Bởi thế, ngay khi khoản vay mới đợc giải ngân hoặc đang ở trạng thái bình thờng, cha phải là quá hạn thì cũng không có nghĩa là ngân hàng sẽ không gặp rủi ro. Vì thế ngay khi cho vay, ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay đó theo một tỷ lệ nhất định, khoảng từ 1% đến 2% giá trị của khoản vay. Tuy trích lập với tỷ lệ thấp nhng ngân hàng cần duy trì việc trích lập này thờng xuyên để có nguồn ổn định đảm bảo đáp ứng khi tổn thất xảy ra.

+ Những khoản nợ đã đợc ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ ( lãi hoặc gốc ) hoặc đợc ngân hàng gia hạn nợ theo thoả thuận với khách hàng hiện nay không đợc xếp vào nợ quá hạn, nhng thực chất đó cũng là nợ quá hạn bởi lẽ khách hàng đã không có khả năng hoàn trả nợ khi đến hạn. Do đó, ngân hàng cũng phải trích dự phòng rủi ro cho các khoản cho vay này. Tỷ lệ trích có thể dựa trên số lần điều chỉnh hoặc gia hạn nợ cụ thể đối với từng khách hàng, hoặc thời gian gia hạn cụ thể đối với từng khoản vay.

+ Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng khác nhau, khi khách hàng có một khoản vay bị xếp vào dạng quá hạn ở một ngân hàng thì ngân hàng cũng cần trích lập dự phòng cho khoản vay của khách hàng đó ở ngân hàng mình, dù khoản vay đó vẫn cha quá hạn. Việc trích lập này để đảm bảo an toàn cho ngân hàng vì khi một khoản vay đã quá hạn thì các khoản vay khác của khách hàng đó cũng tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi. Tuy nhiên tỷ lệ trích lập đối với những khoản vay này chỉ cần rất nhỏ vì nếu không sẽ gây ra ứ đọng vốn và tăng chi phí không cần thiết cho ngân hàng.

+ Các ngân hàng cũng cần thay đổi quan niệm về một khách hàng vay. Khách hàng vay của ngân hàng có thể là một pháp nhân hoặc một thể nhân. Các khách hàng này độc lập một cách tơng đối với nhau nhng giữa họ có thể có những mối quan hệ với nhau hoặc phụ thuộc vào nhau, ví dụ công ty A là cổ đông của công ty B, công ty mẹ công ty con... Vì thế khi một khách hàng gặp khó khăn sẽ kéo theo khách hàng khác gặp khó khăn trong việc hoàn trả

nợ. Do đó, một khách hàng của ngân hàng không chỉ đợc hiểu là một pháp nhân hay một thể nhân mà phải hiểu là một nhóm khách hàng có quan hệ với nhau. Khi tính toán phân loại tài sản Có hay chuyển nợ quá hạn, ngân hàng cần chú ý tới mối quan hệ giữa các khách hàng để trích lập dự phòng đầy đủ.

+ Ngân hàng cần trích lập dự phòng cho cả các khoản lãi của các khoản nợ khó thu hồi. Khi một khoản nợ của ngân hàng không thu hồi đợc thì khoản lãi của khoản vay đó cũng sẽ không thu đợc. Do đó, nó gây ảnh hởng đến kế hoạch doanh thu của ngân hàng. Việc trích lập này có thể chỉ cần thực hiện theo một tỷ lệ nhỏ của khoản lãi mà ngân hàng nhẽ ra thu đợc. Tuy nhiên điều này sẽ phản ánh chính xác hơn những thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra.

+ Đối với các hoạt động bảo lãnh thanh toán của ngân hàng, ngân hàng đã thu đợc phí bảo lãnh nhng cha phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà mới chỉ theo dõi ngoại bảng. Vì thế, rủi ro có thể xảy ra bất cứ khi nào. Trong hoạt động của các ngân hàng hiện đại ngày nay, hoạt động bảo lãnh rất phát triển dới nhiều hình thức, nên đây là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng cần duy trì một tỷ lệ trích lập dự phòng nhất định cho hoạt động này.

+ Các ngân hàng ngày nay phát triển rất nhiều hình thức dịch vụ thanh toán khác nhau. Mỗi hình thức thanh toán lại dựa trên việc ứng dụng những kĩ thuật, những chơng trình phần mềm, những máy móc thiết bị... khác nhau. Nh- ng có thể thấy các hình thức thanh toán qua ngân hàng đều dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc triển khai các sản phẩm. Do đó, rủi ro hoạt động của các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng là rất lớn. Điều này đòi hỏi các ngân hàng cần quan tâm hơn đến việc trích lập dự phòng rủi ro cho các dịch vụ thanh toán. Mức độ lệ thuộc vào công nghệ của các hình thức thanh toán khác nhau là khác nhau, nên rủi ro hoạt động của mỗi hình thức thanh toán cũng khác nhau. Vì thế, các ngân hàng cần phân chia dịch vụ thanh toán thành các loại khác nhau và áp dụng những tỷ lệ trích lập dự phòng riêng cho từng loại.

+ Đối với những khoản nợ đang trong thời gian đợc khoanh nợ, giãn nợ theo các quyết định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nớc, theo quyết định 488 thì các NHTM không cần trích lập dự phòng rủi ro mà sẽ đợc ngân sách cấp bù. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh cụ thể, các ngân hàng cũng có thể duy trì một tỷ lệ trích lập phù hợp cho những khoản nợ này. Đây sẽ là nguồn quỹ để các ngân hàng chủ động xử lý các khoản nợ khoanh trong phạm vi khả năng có thể, trong trờng hợp ngân sách cha cấp nguồn bù đắp, góp phần nhanh chóng làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Điều này cũng góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nớc.

+ Bên cạnh những khoản dự phòng đợc trích lập theo tỷ lệ nhất định đối với từng nhóm tài sản Có đợc phân loại dựa trên các mức độ rủi ro khác nhau, thì các NHTM cũng cần duy trì một khoản dự phòng chung. Dự phòng chung đợc duy trì để bù đắp cho những tổn thất tiềm tàng, mặc dù không đợc xác định chi tiết cho từng khoản mục nào, nhng có trong bất kì danh mục cho vay nào. Khoản dự phòng chung này có thể đợc trích lập dựa trên cơ sở tổng mức d nợ của ngân hàng.

Đối với các NHTM, chỉ tiêu mức độ dự phòng nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh mức độ dự phòng của ngân hàng có thể bù đắp đợc những khoản nợ không đòi đợc. Chỉ tiêu này đợc tính bằng:

Mức độ dự phòng nợ xấu = Tổng mức dự phòng nợ xấu/ Tổng số nợ xấu Theo thông lệ quốc tế, chỉ số này là 30%. Đây là mốc giúp các NHTM Việt Nam tự điều chỉnh trong việc trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo mức dự phòng hợp lý và cũng là cơ sở để Ngân hàng Nhà nớc đề xuất với Bộ Tài chính trong việc đảm bảo thực hiện theo thông lệ Quốc tế về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank).DOC (Trang 68 - 71)