Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank).DOC (Trang 71 - 72)

và ptnt hà nộ

3.2.3 Nâng cao nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng:

Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là biện pháp phòng ngừa rủi ro dựa trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, tự chủ của các ngân hàng. Việc trích lập dự phòng sẽ ảnh hởng đến chi phí hoạt động, và do đó ảnh

hởng đến lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, ảnh hởng đến thu nhập của các nhân viên. Vì thế, mức dự phòng đợc trích lập cho thất thoát vốn phải dựa chủ yếu trên cơ sở nhận thức của Ban lãnh đạo ngân hàng về chất lợng hoạt động của ngân hàng tại những thời điểm nhất định. Cụ thể là Ban lãnh đạo phải thờng xuyên rà soát lại các khoản cho vay có vấn đề và chất lợng tín dụng nói chung, phân tích các điều kiện tài chính kinh tế hiện tại và tơng lai, kinh nghiệm trong quá khứ về mức độ thất thoát vốn... Nếu ban lãnh đạo ngân hàng có nhận thức đúng về vai trò của dự phòng rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì việc trích lập dự phòng sẽ đợc thực hiện một cách nghiêm túc và thực chất hơn. Số dự phòng đợc trích vào chi phí sẽ phản ánh đúng rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, chi phí hoạt động của ngân hàng đợc tính toán hợp lý hơn. Nhờ đó, ngân hàng vừa có nguồn để đáp ứng kịp thời khi rủi ro xảy ra nhng cũng đảm bảo thu nhập của cán bộ nhân viên.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng cũng cần nhận thức một cách đúng đắn rằng không nên quá dựa dẫm và ỷ lại vào nguồn quỹ này. Bởi lẽ, việc quá ỷ lại vào việc đã có dự phòng có thể khiến các ngân hàng liều lĩnh hơn khi cho vay, không tiến hàng thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng một cách khoa học, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng... dẫn đến chất lợng tín dụng thấp kém. Vì thế rủi ro có thể xảy ra liên tục, số tiền đợc trích vào dự phòng tăng liên tục, ngân hàng sẽ giảm vốn và giảm cho đến khi không còn đủ điều kiện để hoạt động. Nguồn quỹ dự phòng có thể là một nguồn vốn hữu hiệu để các ngân hàng xử lý rủi ro nhng cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hởng đến hoạt động của ngân hàng. Điều đó tuỳ thuộc vào nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng về vai trò của dự phòng rủi ro, để từ đó có kế hoạch chỉ đạo thích hợp, khai thác tốt nhất ý nghĩa của nguồn quỹ này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng tại Chi nhánh ngânhàng NHNo&PTNT (AgriBank).DOC (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w