Nhịp điệu thời gian lặp lại

Một phần của tài liệu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 83 - 88)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Nhịp điệu thời gian lặp lại

Khi nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chúng tơi bắt gặp những điệp khúc khi tác giả nhắc về thời gian như một nỗi niềm băn khoăn, thao thiết. Cĩ những truyện tác giả viết nên bởi sự gộp lại của ba truyện nhỏ, và ở mỗi mẩu chuyện ấy là ba đoạn kết viết gần giống nhau. Những trường hợp ấy cĩ thể thấy rõ trong Con gái thủy thần, xuất hiện một vịng trịn thời gian lặp lại trong cuộc phiêu lưu của nhân vật.

Điểm xuất phát ban đầu của Chương là tìm gặp người con gái theo tin

đồn: “nàng là con gái của Giao Long”. Sau bao nhiêu chặng đường vịng vo,

kết thúc cuộc hành trình của mình, Chương lại bắt đầu một cuộc hành trình mới. Những đan xen đứt đoạn được chế ngự bởi những hồi tưởng về Mẹ Cả, người phụ nữ đã cuốn hút, khiến chàng say mê dự báo sự lựa chọn đầu tiên của con người trong tình yêu. Một thế giới nội tâm khơng thuần nhất, một con

79

người tràn đầy sinh lực khao khát yêu đương, khát khao kiếm tìm. Cuối cùng là những câu hỏi cứ trở đi trở lại ở cuối truyện thứ hai và truyện thứ ba thể hiện nỗi lịng trăn trở mà cĩ lẽ mãi mãi Chương khơng thể tìm thấy được. Cĩ lẽ, huyền thoại mãi là huyền thoại nĩ men theo cuộc đời, đơi khi, hịa nhập vào cuộc đời nhưng chẳng bao giờ đồng nhất với cuộc đời cả:

Truyện thứ nhất: “Trước mặt tơi dịng sơng đang thao thiết chảy. Sơng

chảy ra biển. Biển rộng vơ cùng, tơi chưa biết biển, mà tơi sống nửa cuộc đời rồi đấy…Thời gian cũng thao thiết trơi. Chỉ ít năm nữa đến năm 2000…” [110; 79].

Truyện thứ hai: “Tơi vùng bỏ đi như chạy. Trước mặt tơi là dịng sơng.

Sơng chảy ra biển, biển rộng vơ cùng. Tơi chưa biết biển …thế mà tơi sống nửa cuộc đời rồi đấy. Thời gian cũng thao thiết trơi. Chỉ ít năm nữa đến năm 2000…” [110; 87].

Truyện thứ ba: “Tơi cứ đi, đi mãi…trước mặt tơi là dịng sơng thao

thiết. Trước mặt tơi là dịng sơng. Sơng chảy ra biển, biển rộng vơ cùng. Tơi chưa biết biển. Mà tơi sống nửa cuộc đời rồi đấy. Chỉ vài năm nữa đến năm 2000…” [110; 96].

Hình thức lặp lại về thời gian mà Nguyễn Huy Thiệp sử dụng cĩ thể nĩi đây khơng phải là hình thức lặp lại hồn tồn. Nghĩa là tác giả sử dụng hồn tồn chữ, nghĩa của đoạn trước nhưng việc sử dụng dấu (,); (.); (…), để ngắt câu lại khác. Chính điều này đã khiến cho độc giả cảm nhận rõ hơn nỗi khắc khoải đi tìm Mẹ Cả trong huyền thoại của Chương, bởi vì mỗi chuyện nhỏ lại gắn với một quãng thời gian ra đi của chàng. Chẳng hạn như, câu đầu tiên cũng cĩ sự khác nhau ấy: “Trước mắt tơi, dịng sơng thao thiết chảy”. Nếu câu trên là câu được ngắt nhịp bởi dấu (,) thì hai câu khác ở hai truyện sau lại được gộp lại bởi một nhịp: “Trước mặt tơi là dịng sơng” và “Trước mặt tơi là

80

dịng sơng thao thiết”, cho thấy cảm giác nơn nĩng trong lịng nhân vật. Sau những hiện tượng ấy là sự nhắc nhở hay tính đếm thời gian.

Về văn bản ta thấy, ở hai truyện đầu là hai câu: “Thời gian cũng thao thiết trơi. Chỉ ít năm nữa đến năm 2000…” Nhưng ở truyện thứ ba chỉ cịn lại một câu “Chỉ vài năm nữa đến năm 2000…”. Ở đây tác giả đã thay từ “ít” bằng từ “vài”, “ít” vẫn chưa rõ chính xác là bao nhiêu, nhưng “vài” thì cĩ thể đếm được rồi. Tiếp đĩ tác giả đổi từ chấm lửng (…) sang dấu chấm (.), chứng tỏ thời gian khơng cịn nhiều nữa, càng ngày càng thu ngắn lại.

So sánh với Bến trần gian của Lưu Sơn Minh, ta sẽ thấy nhịp thời gian xuất hiện ở những dấu ba chấm, mà lẽ ra là vị trí của dấu hỏi, hoặc dấu chấm cảm: “Anh cứ trơi, trơi mãi…và cất tiếng gọi “đị …ơi…đị”; “Thế mà lại sắp giỗ anh Lăng rồi u nhỉ…”. Như vậy, ở đây, dấu ba chấm xuất hiện để che giấu tình cảm của nhân vật, và thái độ trơng ngĩng về một sự kiện sắp tới.

Để nhân vật tiếp tục ra đi, tiếp tục kiếm tìm sự thật, dịng chảy thời gian tâm trạng đã được nhà văn tạo ra như một vịng trịn liên tục. Đơi khi để lưu giữ trong tâm hồn mình, cũng như tâm hồn độc giả những khoảnh khắc thời gian đẹp. Những hình tượng đĩ vừa là tâm trạng vui tươi của tác giả, vừa là vẻ đẹp khắc khoải của thiên nhiên: “Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến khắc khoải nao lịng. Này hoa ban, một nghìn năm trước mày cĩ trắng thế

khơng?” [110; 258]. Ở đoạn văn thứ hai, tác giả đã láy lại hồn tồn đoạn văn thứ nhất: “Bạt ngàn là hoa ban trắng bên đường, màu trắng đến là khắc khoải, nao lịng. Này hoa ban, một nghìn năm sau mày cĩ trắng thế này khơng”. Câu hỏi về thời gian: một nghìn năm sau, cứ lặp đi lặp lại như là một lời thúc giục con người hãy tơn trọng cái đẹp, và bảo vệ cái đẹp khỏi cuộc sống đời thường vì “cái đẹp chính là cuộc sống” [110; 288].

Ở một số truyện khác, tác giả sử dụng điệp khúc về khơng gian quẩn quanh tù đọng để diễn tả sự mong ngĩng, chờ đợi một điều gì đĩ của những

81

người dân thơn quê chất phác: “Ga chiều huyện lị vắng vẻ. Mấy con gà rã cánh đi trên sân ga. Cĩ khoảng chục người chờ ở cổng. Vẳng lại băng cát-xét nhà nào đang mở” [110; 428].

“Quyên bảo: Tơi ở đây ba ngày sao mà dài quá. Ga chiều huyện lị vắng vẻ. Vẫn chỉ cĩ khoảng hơn chục người đứng ở sân ga đợi tàu vẳng lại băng cát-xét nhà nào đang mở” [110; 447].

F. Engel cho rằng: “chủ nghĩa hiện thực miêu tả tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình” [82; 198], thế nhưng, trong hồn cảnh điển hình, nhịp điệu thời gian được lựa chọn để nhấn mạnh thêm sự ngột ngạt, bế tắc,

Sống mịn của Nam Cao chẳng hạn. Trong văn học lãng mạn, nhịp điệu thời

gian trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã cho chúng ta thấy được những thân phận nhỏ bé trong xã hội với một ga xép tỉnh lẻ. Huyện nhỏ, ga nhỏ, hai đứa trẻ nhỏ trong khơng gian cứ tối dần, sẫm dần. Trong cái nhịp điệu thời gian vo ve của tiếng muỗi, hồng hơn trở nên nhập nhoạng, những hình bĩng cứ mờ dần, sẫm lại. So sánh Nguyễn Huy Thiệp với Thạch Lam ta thấy cĩ nhiều nét tương đồng trong nghệ thuật miêu tả khơng gian. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam cũng phản ánh được cuộc sống quẩn

quanh bế tắc, tẻ nhạt nơi phố huyện: “Tiếng cịi tàu hú từ xa dè dặt, vui mừng cĩ ai nĩi to: “Tàu về”. Cả phố huyện vẫn mơ màng” [110; 170]. Nhưng khác Thạch Lam, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng hình thức lặp lại: “Khoảng hơn một chục người lần lượt qua cổng sốt vé. Tơi nhận thấy mấy cơ giáo cấp ba trường huyện, bộ đội, mấy người buơn chuyến. Mấy người thợ sắt. Một ơng to béo đeo kính râm, mắt kính vẫn dán tem. Một thanh niên cao gầy tĩc rễ tre, đơi mắt tư lự” [110; 170].

13 trang sau đĩ, điệp khúc này được lặp lại:

“Ga chiều huyện lị vắng vẻ. Vẫn chỉ cĩ hơn chục người đứng ở sân ga đợi tàu. Vẳng lại tiếng cát-xét nhà nào đang mở. Tàu vào ga. Hành khách lần

82

lượt lên tàu. Mấy cơ cấp ba trường huyện. Bộ đội. Mấy người buơn chuyến” [110; 183]. Khơng gian ga chiều huyện lị vắng vẻ người ta cĩ thể đếm được từng người một và cũng cĩ thể thống qua đã nhận biết được đặc điểm riêng của mỗi người.

Bên cạnh đĩ, sự lặp lại khơng gian ở nhiều đoạn tả ngắn đã tạo ra những ấn tượng sâu sắc vắng lặng về cảm giác khắc khoải về nhịp điệu thời gian trong tâm hồn người đọc, chẳng hạn trong truyện ngắn Mưa, cụm từ:

“Nghe rõ tiếng mưa rơi” lặp lại 08 lần. Thời gian trong những đoạn tả ngắn ấy, cũng thường là thời gian chiều, tối. Đĩ là thời khắc của màn đêm vừa ập tới: “chiều xuống chậm. Những bĩng đêm chạy đuổi nhau trên mặt đất”, “ăn cơm xong thì tối mịt. Sấm sét nổ vang trời. Cả nhà tơi chuyển thĩc ra khỏi chỗ dột. Xong mọi việc đã 11 giờ khuya” [110; 173], hoặc những trạng từ hàm chỉ thời gian: “trong nhà, tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện…trên mặt kính đầy vết cứt ruồi”, “bĩng tối mờ mờ trong nhà chỉ thắp ngọn đèn dầu bé tí” [110; 125]; hoặc “vầng trăng khuyết”, “cái ngõ tối om”...

Cĩ nhiều truyện, khơng gian như tối sầm lại “dằng dặc những ngày mưa xám xịt, nặng nề, khơng gian phố nhà thì chìm trong đêm mưa hoặc đêm đen, chỉ cĩ ánh đèn leo lét chảy giọt từ những căn phịng”. Trong đĩ, thứ ánh sáng duy nhất cĩ thể cảm nhận được là tình yêu: “Họ trao thân cho nhau trong một đêm yên tĩnh…Họ nằm yên lặng vui thích lắng nghe những tiếng lách tách cháy từ ngọn nến” [110; 482-483]. Ở đây, Nguyễn Trãi cảm nhận được nhịp thời gian là tình yêu đắm say với Nguyễn Thị Lộ, nĩ vừa bùng cháy lên với sức mạnh khơng cĩ gì ghìm hãm được, vừa thu hút như ngọn đèn trong khơng gian lấp lánh.

83

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thời gian đã chia thành hai kiểu thời gian tự sự tương ứng với hai loại truyện ngắn của ơng. Một là, thời gian biên niên (trật tự biên niên, tốc độ chậm, thiên về trần thuật đơn nhất ứng với chùm truyện lịch sử giả), ở kiểu truyện này là kiểu truyện sự kiện, hay truyện kể phi tâm lí. Hai là, thời gian phi tuyến tính tốc độ nhanh, nhịp điệu đa dạng, thiên về trần thuật khái quát và trần thuật trùng lặp và chúng thuộc về kiểu truyện tâm tư. Trong tác phẩm, kĩ thuật dịng ý thức đã được tác giả sử dụng đan lồng và trở thành nguyên tắc nghệ thuật chi phối tổ chức trần thuật. Nhân vật cĩ thể tự do đi lại trong tương lai, trong những cuộc hành trình về quá khứ. Bên cạnh đĩ, sự tương quan qua lại của yếu tố tốc độ kể chuyện trong các truyện ngắn khác nhau, đã tạo nên nhịp điệu kể chuyện nhanh dần, gấp gáp, dồn dập khẩn trương. Nhịp điệu này thể hiện cách nhìn của Nguyễn Huy Thiệp trong sự xung đột căng thẳng đầy kịch tính.

CHƯƠNG 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)