Khơng gian huyền thoại thực-ảo

Một phần của tài liệu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 46 - 51)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Khơng gian huyền thoại thực-ảo

Khảo sát về khơng gian huyền thoại thực - ảo trong truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi rút ra một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, những đề tài về cái kì ảo, kì lạ, thậm chí rùng rợn đã xuất

hiện ngay trong những truyện ngắn đầu tay của ơng.

Thứ hai, bên cạnh khơng gian tả thực, Nguyễn Huy Thiệp đã mang lại

cho người đọc những câu chuyện kì ảo, hấp dẫn. Tuy nhiên, vẫn ám ảnh người đọc bởi những nội dung khác của xã hội. Hầu hết, những khơng gian huyền thoại thực - ảo khơng sử dụng nhiều cảnh trí rùng rợn để kiến tạo nên cái kì ảo; mà ngược lại đơi khi rất nên thơ, trong trẻo. Điều này, đã tạo nên sức mạnh khủng khiếp đe doạ con người.

Thứ ba, “nỗi cơ đơn và sợ hãi sự cơ đơn” của con người thường ám ảnh

trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chính điều đĩ là ngọn nguồn để tạo nên khơng gian huyền thoại thực - ảo trong sáng tác của ơng.

Roger Caillois trong Giữa trung tâm của cái kì ảo cho rằng: “Mọi cái kì

ảo đều là sự cắt đứt với trật tự đã được thừa nhận, là cái đột nhập của cái khơng thể chấp nhận vào trong lịng tính hợp pháp khơng thể phân huỷ của cái thường nhật” [100; 36]. Cĩ thể thấy, sương mù huyền thoại bao phủ hầu

hết những trang sách Nguyễn Huy Thiệp, khơng chỉ bao phủ dày đặc trong hai loại truyện “giả huyền thoại” và “giả cổ tích” mà cịn bập bềnh trong những truyện viết về lịch sử.

Khơng gian thực - ảo khơng phải là cái gì hư vơ bên ngồi con người mà nĩ được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới nội

42

tâm bí ẩn. Thế nhưng, sự thể hiện khơng gian huyền thoại thực ảo trong văn học mỗi thời kỳ lại khơng giống nhau. Nĩ bị chi phối bởi bầu tâm lý xã hội đương thời. Do vậy, yếu tố thực - ảo cũng bắt nguồn từ những tiền đề xã hội nhất định. Yếu tố thực - ảo gắn chặt với tâm lý lo sợ của con người về những gì khơng lý giải được, hoặc khơng được phép lý giải. Trong thời cổ đại, yếu tố

ảo chỉ là sự huyễn tưởng thế giới thực tại mà con người hiểu theo trí tưởng

tượng ngây thơ chất phác nguyên thủy, M. Arnaudop cho rằng: “Giai đoạn

đầu tiên và thứ nhất của tưởng tượng phải kể là tưởng tượng hoang đường”

(Tâm lý học sáng tạo văn học). Nhưng đến thời hiện đại, con người cảm nhận trong thế giới tự nhiên vẫn cịn ẩn chứa nhiều bí mật mà chưa thể lý giải được, do đĩ, dẫn tới một nghịch lí: “cái biết của con người càng lớn lên bao nhiêu

thì cái chưa biết của nĩ cũng lớn lên bấy nhiêu” (Chu Quang Tiềm, Tâm lý văn nghệ mỹ học hiện đại). Và như vậy, một trong những mục đích của việc

sử dụng yếu tố thực - ảo chính là để “thoả mãn cái lý tưởng đạo đức đang mâu thuẫn với một mơi trường xã hội nhất định” (Chu Quang Tiềm).

Cĩ thể nĩi, khơng gian huyền thoại thực - ảo đã mang lại cho người đọc một cái nhìn mới mẻ đa diện nhiều chiều từ hiện thực. Nhà văn bằng nhãn quan của mình đã đem cái nhìn lạ hĩa mong khám phá thực tại. Cái nhìn ấy, đơi khi, vượt qua lí tính chối bỏ những qui phạm chật trội. Tìm đến khơng gian huyền thoại thực ảo đã giúp nhà văn tự do phát triển những năng lực tưởng tượng của mình. Một câu chuyện khơng đáng tin những nhân vật bị nghi ngờ đương nhiên phải tồn tại trong những khơng gian đặc biệt nửa thực, nửa hư. Do đĩ, khơng gian huyền thoại thực ảo khơng chịu chi phối bởi những qui luật lơgic thơng thường, nĩ gĩp phần “phi huyễn hoặc các thánh thần” [15; 137], kéo họ lại gần cõi người, và đặt mọi giá trị vào hệ qui chiếu

nhân bản như: Đường Tăng, Trương Quốc Dũng; Yêu Pháp, Triệu Huấn;

43

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy khơng gian huyền thoại thực - ảo rất đời và rất tục. Ở nhiều truyện khơng gian mở ra kết thúc khơng cĩ hậu, cái thiêng liêng lại trở thành cái phàm tục. Hơn nữa, các yếu tố hư cấu và phi hư cấu, hoang tưởng, kỳ ảo và các yếu tố thực được trộn lẫn, phát tán càng tạo cảm giác nghi hoặc cực kỳ khĩ chịu. Những chi tiết nhuốm màu huyền hoặc như: “Khi chém đầu, máu phun ra khơng đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại” [110; 157], hay thân phận của Vinh Hoa được báo trước: “Khi đẻ Vinh Hoa, trên nĩc nhà bỗng cĩ đám mây ngũ sắc bay đến, toả ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa cĩ tràng hoa cuốn cổ, xoè lịng bàn tay thấy cĩ viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ thiên mệnh” [110; 158] gần như trở thành một điểm tựa tâm linh. Liệu cĩ một câu hỏi chính xác về “sự thật” của lịch sử, và cái mà chúng ta vẫn coi là “sự thật” sẽ dừng lại ở điểm

nào trên nấc thang nhận thức của con người? Truyện ngắn Trương Chi, giống

như một giai thoại hiện đại, nhưng Trương Chi ở đây khác với Trương Chi trong truyện cổ. Trương Chi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được khắc họa trong một khơng gian đầy lạnh lùng, cộc cằn, kiêu bạc: “Đứng ở mũi thuyền, chàng trật quần đái vọt xuống dịng sơng. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà chàng ở phía ấy” [110; 308]. Bịa ra một câu chuyện mới, Nguyễn Huy Thiệp lược bỏ hồn tồn lớp sương huyền ảo, thay vào đĩ là một khơng gian thực trần trụi đến nghiệt ngã chua xĩt: “Đêm xuống. Bĩng tối mù mịt. Trương Chi rùng mình vì sự vắng lặng xung quanh. Khơng ai đáp lại chàng. Sự vắng lặng kinh hồng. Chỉ cĩ tiếng giun dế, tiếng ễnh ương, tiếng chĩ sủa. Trương Chi úp mặt vào hai lịng bàn tay chai sạn. Chàng khĩc!”[110; 308]. Đây tiếng khĩc cho nỗi cơ đơn của kiếp người. Mượn hình thức “giả cổ” kiểu Tây Du Ký, Hịa Vang đã cố cơng nhận thức lại chính Con Người, bản chất Người qua cuộc tuyển “thiên sứ”. Những kết luận gây chống váng được nhà văn đưa ra hết sức quyết liệt: “Nhạt nhẽo là thuộc tính thứ nhất của

44

con người. Gồng gánh suốt đời là thuộc tính thứ hai của con người. Đau đớn thay, cĩ thể ăn thịt người khi đĩi khát, cùng cực cũng là một thuộc tính của con người”. Tác giả đã làm cho người đọc nhận thức được mặt trái, hạn chế của con người, đồng thời cũng cho thấy dấu hiệu tự nhận thức cá nhân trong văn học hiện nay. Khơng gian thực - ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thực sự đã để lại ấn tượng trong dịng chảy chung của văn học hiện đại. Khơng gian đĩ đã tạo nên những đặc trưng rõ rệt trong khuynh hướng tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nhiều nhân vật của Nguyễn huy Thiệp được nuơi dưỡng và lớn lên trong những khơng gian huyền thoại, họ mang niềm tin của mình vào sức mạnh siêu nhiên vào cái đẹp tuyệt đối trong vũ trụ: “Trâu đen cĩ thực! Nĩ ở dưới nước. Khi nĩ lên bờ nĩ mang cho người ta sức mạnh [110; 11].

Trong một số tác phẩm khơng gian huyền thoại thực - ảo mang tính đưa đẩy cĩ tính cách cổ tích. Ở Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp đem Nguyễn Huệ và Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi sách sử chính thống của các lịch triều, khơng gian cổ tích huyền thoại đã làm nền để tác giả dựng nên chân dung Nguyễn Ánh là “người đa mưu túc trí”. Dùng người, ơng lấy chữ hiệp chữ lễ làm trọng, khơng coi nhân nghĩa trí tín ra gì: “Thỉnh thoảng Ánh vào sâu trong đất Thuận Quảng, xuất quỉ nhập thần. Ánh đi đến đâu nghe nĩi cũng cĩ mây đen cuồn cuộn bay đằng trước, dân cứ thấy mưa là biết Ánh đi qua” [110; 281]. Ở truyện ngắn Nàng Sinh khơng gian huyền thoại thực - ảo, cịn thấm đẫm nhiều chi tiết cổ tích lạ kì: “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhịa nhịa đại thể mà thơi. Đây là thứ khơng khí huyền thoại” [110; 196]; “Sinh là một thiếu nữ mồ cơi ở bản Hua Tát, nàng gầy gị trơng đáng thương, nàng khơng bao giờ được ăn miếng ăn ngon, mặc áo đẹp. Hua Tát trên đường đi vào rừng ma, cĩ một cái miếu nhỏ. Trong miếu cĩ hịn đá nhỏ

45

bằn nắm tay người, để trên bệ gạch. Hịn đá nhẵn thín như bào, sâu trong lớp đá cĩ vân đỏ li ti như mạch máu người” [110; 221]…Hịn đá trở thành một thứ ngẫu vật thiêng liêng, ban đêm cĩ người trơng thấy hịn đá như cục lửa. Cả làng khơng ai nhấc được hịn đá đĩ, chỉ cĩ Sinh là nhấc được. Khi nhắc lên, “hịn đá bỗng tan thành nước trước mắt mọi người”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nàng Bua trong Những ngọn giĩ Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp và

người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục của Quế Hương là những ví dụ tiêu biểu. Nàng Bua trở thành “người giàu nhất bản, nhất Mường” từ sau khi ngẫu nhiên đào được một chum đầy vàng bạc. Nàng trở thành người đàn bà hạnh phúc “khi lấy một người thợ săn hiền lành, gĩa bụa và khơng con cái”. Nhưng sự giàu cĩ ấy đã khơng mang lại cho nàng hạnh phúc trọn vẹn. Nàng đã chết khi trở dạ đẻ giữa “đống chăn mềm ấm áp”. Cũng như vậy, bi kịch của người họa sĩ trong Bức tranh thiếu nữ áo lục lại bắt đầu từ lúc “vị cứu

tinh” tình cờ xuất hiện. “Anh ta đến chỉ tình cờ núp mưa và chợt rùng mình trước bức tranh ế ẩm của người họa sĩ vơ danh. Anh ta trở lại với một trùm buơn tranh với tầm cỡ quốc tế, đặc biệt sính tranh Á Đơng”. Từ đĩ, cuộc sống của người hoạ sĩ khơng cịn yên ổn nữa. Tiền bạc, danh vọng ùa vào nhà ơng như một lũ xâm lăng. Chúng làm mất quân bình mọi cái, khuân đi mọi cái, thay đổi mọi cái. Ngay cả ơng cũng khơng nhận ra vợ con, bạn bè mình. Họ đẹp ra, sang ra, thân tình hết mực nhưng… “hồn tồn xa lạ”.

Thơng qua khơng gian huyền thoại thực ảo nhà văn muốn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Ở đĩ, tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên. Thế giới ấy khơng được nhìn nhận một cách an nhiên như trước mà đã đầy nỗi niềm khắc khoải âu lo. Nếu như ở giai đoạn trước, thế giới được nhìn nhận với con mắt lạc quan đầy tin tưởng, con người luơn tin vào ý chí, sức mạnh và những quy luật đã chiếm lĩnh được, thì giờ đây, con người nhận ra rằng, thế giới vẫn mang trong mình

46

nĩ nhiều điều bí ẩn, và đầy bất trắc. Những điều đĩ thuộc về cái ngẫu nhiên. Nĩ là một khả năng cĩ thể đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng cĩ khi lại là nỗi đau, là niềm bất hạnh.

Tiểu kết chương 1:

Ở chương này, chúng tơi tập trung khảo sát khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên ba bình diện: Khơng gian bối cảnh

xã hội; Khơng gian bối cảnh thiên nhiên; Khơng gian tâm trạng. Trong mỗi

vấn đề đĩ, chúng tơi đi sâu vào từng cấp độ nhỏ hơn. Bằng việc khám phá và thể hiện thế giới đa chiều, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng một kiểu mơ hình khơng gian gần gũi và thực hơn trong văn học. Khơng gian này đã được đặt ra ngồi “bầu khơng khí vơ trùng vốn cĩ”. Trước một thế giới đa chiều đầy biến ảo, con người phải đối diện với chính mình, với số phận của mình trong tư cách là một con người riêng lẻ, khơng nhân danh ai, khơng dựa vào ai. Vì vậy, nhận thức về thế giới khách quan và nhận thức thế giới tâm linh trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu của mỗi con người. Đây chính là cách tiếp cận biện chứng về thế giới, mang lại cái nhìn khơng đơn giản xuơi chiều về cuộc đời và con người với những điều vốn hết sức “đa sự” và phức tạp.

CHƯƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Một phần của tài liệu không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 46 - 51)