Thành tựu và nguyên nhân Về thành tựu:

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Hiệp Đức ( Quảng Nam) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ 1996 đến 2005 (Trang 35 - 38)

- Những giải pháp chủ yếu:

2.1.1. Thành tựu và nguyên nhân Về thành tựu:

- Về thành tựu:

Về chính sách hỗ trợ công cụ và đất sản xuất cho ngời nghèo: Đã giao

đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 7334 hộ với diện tích 25.145ha. Chính sách u đãi đất đai đối với ngời có công đợc thực hiện đúng theo Quyết định số 1150 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, cấp đất cho 58 hộ với 5800m2. Ngoài ra còn thực hiện miến, giảm thuế sử dụng đất với đối tợng chính sách và đói nghèo.

Chính sách hỗ trợ ngời nghèo về nhà ở: Đã đầu t 1,2 tỉ đồng, xoá 284 nhà

tạm, 508 triệu đồng xây dựng 46 nhà tình nghĩa, 106 triệu đồng hỗ trợ xây 94 nhà cho đối tợng xã hội. Hỗ trợ 5610 tấm lợp làm nhà cho 187 hộ ở 2 xã vùng cao; hỗ trợ di dời vùng sạt lở cho 173 hộ với số tiền 259,5 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ về y tế: Đã hỗ trợ 2,79 tỉ đồng để mua 55.933 thẻ bảo

hiểm y tế cấp cho ngời nghèo, ngời già neo đơn, trẻ em đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, ngời 90 tuổi trở lên. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số đ- ợc khám chữa bệnh miễn phí. 11/11 xã có trạm y tế, 100% thôn có nhân viên y tế.

Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Tổng kinh phí đầu t hỗ trợ cho giáo dục

(không kể xây dựng cơ bản) là 3,9 tỉ đồng để cấp sách vở, dụng cụ học tập, cấp học bổng cho học sinh nghèo vợt khó Đầu t… xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, nâng tỉ lệ phòng học kiên cố lên 314 phòng, đạt 100%. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 7/11 xã, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên đạt 98,3%. Trình độ dân trí đợc nâng cao; bình quân 3,69 ngời dân có 1 ngời đi học, 99,1% số dân biết chữ.

Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tợng khó khăn: Giải quyết

cứu trợ đột xuất nh thiên tại, bão lụt, hạn hán cho 7.916 hộ với số lợng 1285 tấn gạo, chi 486 triệu đồng trợ cấp cứu tế xã hội thờng xuyên hàng tháng cho 300 ngời già yếu, không nơi nơng tựa, trẻ mồ côi, ngời tàn tật nặng. Thực hiện đỡ đầu cho 179 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 44,75 triệu đồng.

Dự án tín dụng cho hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh: Trong 9 năm

qua (1996-2005) đã cho vay vốn u đãi hộ nghèo với số tiền 14,7 tỉ đồng, lãi suất 0,5%/tháng, (đối với các xã đặc biệt khó khăn là 0,45% tháng), đã giải quyết cho 3190 lợt hộ vay. Nguồn vốn cho vay đều đợc sử dụng đúng mục đích. Đồng thời, giải quyết cho vay vốn giải quyết việc làm (chơng trình 120) là 1,9 tỉ đồng. Thực hiện 176 lợt dự án, giải quyết việc làm cho 300 lao động mỗi năm. Đặc biệt, dự án phát triển cây cao su trên địa bàn huyện đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 1000 lao động, trong đó có 324 lao động đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, quỹ “Ngày vì ngời nghèo” đã huy động đợc hơn 700 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng 36 nhà tình thơng. Thông qua các tổ chức đoàn thể đã giải quyết cho hội viên, đoàn viên vay vốn nh: Hội nông dân: 4.364 tỉ đồng, giúp cho 1840 hộ thoát

khỏi đói nghèo. Hội phụ nữ: 6,2 tỉ đồng cho 1498 lợt hộ vay; Hội Cựu chiến binh: 764,1 triệu đồng cho 223 hội viên…

Dự án hớng dẫn ngời nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ng: Huyện đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều hình thức thích hợp đẩy

mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cờng đầu t thâm canh. Đã mở 10 lớp tập huấn IPM có 500 học viên tham gia, 264 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm cho 7.415 lợt ngời tham gia. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế vờn, kinh tế trang trại. Đến nay có 4121 vờn tạp đợc cải tạo, 60 trang trại đi vào sản xuất.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo: Đã đầu t 136 tỉ đồng xây

dựng 219 công trình, gồm giao thông nông thôn, trờng học, thuỷ lợi và nớc sạch nông thôn. Điện lới quốc gia đợc đa đến 11/11 xã, 85% số hộ đợc sử dụng điện; 95% số hộ đợc sử dụng nớc sạch, 100% số xã có điểm bu điện văn hoá và có máy điện thoại. Bình quân 3,8 máy/100 dân. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá đợc đầu t thích đáng.

Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển các ngành nghề ở xã nghèo: Đã cung

cấp nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả cao đến ngời dân, hớng dẫn và triển khai áp dụng nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đầu t khôi phục và phát triển một số ngành nghề nh may đo, chế biến nông sản, cơ khí gia dụng nhỏ…

Đến năm 2005, cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến rõ nét. Nông nghiệp: 59%, công nghiệp: 11%, thơng mại dịch vụ 30%. Tốc độ tăng trởng kinh tế đạt 9,8%/năm. Bình quân thu nhập đầu ngời đạt 202USD/ngời/năm. Cơ cấu lao động chuyển dịch khá rõ: lao động nông nghiệp từ 91,6% xuống còn 86,3%, lao động phi nông nghiệp từ 8,4% tăng lên 13,7% [21, 5].

Dự án đào tạo, bồi dỡng cán bộ làm công tác XĐGN: Hàng năm chi từ 15

– 20 triệu đồng tổ chức các lớp tập huấn về công tác XĐGN với 120 lợt ngời tham gia. Mở 3 lớp tập huấn tại huyện về chơng trình 135, chơng trình XĐGN,

với 145 học viên tham gia. Đồng thời cử nhiều cán bộ tham gia tập huấn và nghiên cứu học tập mô hình do Tỉnh tổ chức.

Dự án định canh, định c, tái định c và di dời dân lập vùng kinh tế mới ở các xã nghèo: Với nhiều giải pháp đồng bộ, lồng ghép các chơng trình đầu t,

thực hiện giao đất, khoán rừng đến hộ, quy vùng nơng rẫy, khai hoang, mở rộng diện tích trồng lúa nớc, xây dựng nhà ở, hớng dẫn kỹ thuật sản xuất đến nay…

có 598 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã đợc định canh định c (đạt 100%) di dời 310 hộ dân trong diện sạt lở, quy hoạch 1 vùng kinh tế mới với 50 hộ tình nguyện di dời.

Nh vậy, qua 9 năm thực hiện XĐGN, đã mang lại hiệu quả thiết thực, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo từ 45,64% năm 1995 xuống còn 13% năm 2005.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện Hiệp Đức ( Quảng Nam) lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm nghèo từ 1996 đến 2005 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w