Kinh tế-xã hội từ nội bộ nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh thòi kỳ 2006-2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 82 - 89)

Chỉ tiêu Đơn vị 2010

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm % 15-16

Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) % 100

- Nông nghiệp % 14,9

- Công nghiệp - xây dựng % 55,8

- Dịch vụ % 29,3

GDP bình quân đầu người triệu đồng 17,926

Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 39-40

Tỷ lệ hộ đói nghèo đến 2010 % 7

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1

Giải quyết việc làm hàng năm Lao động 22.000-24.000

Nguồn: Kế hoạch phát triên kỉnh tế xã hội Bắc Ninh thời kỳ 2006-2020

TT Nguồn vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư 2006-

2020 (tỷ đồng) Co’ cấu (%) 1 NSNN 30.305 36 Trong đó: - Từ các sắc thuế 26.935 - Thu từ quỹ đất 3.370 2 Vốn tự có của DN nhà nước 12.624 15 3 Huy động dân 41.245 49

Tổng nguồn vốn đầu tư 84.174 100

Theo quy hoạch phát triển của các ngành thì dự báo nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2009, 2010 là xấp xỉ 320 tỷ đồng (các dự án do xã làm chủ đầu tư).

Căn cứ vào các số liệu trên và tình hình thu chi NS 3 năm gần đây cho thấy tốc độ tăng thu - chi NS xã bình quân trên 13% một năm mà nhu cầu chi cũng tăng do vậy khối lượng thu chi NS xã có xu hướng ngày càng tăng cao, với tình hình thực trạng công tác quản lý NS xã và công tác tài chính của xã, thôn hiện nay, cần thiết phải có những giải pháp đổi mới quản lý để đảm bảo hiệu quả, dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo để tài chính cấp cơ sở không ngừng được củng cố, vững mạnh góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

Trước đòi hỏi của thực tiễn, của yêu cầu đối mới toàn diện các lĩnh vực, trong đó tài chính NS được xác định là mũi đột phá - và đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì hoàn thiện công tác quản lý NS đang là vấn đề cấp bách. Đối mới quản lý tài chính - ngân sách nói chung, đối mới quản lý NS xã nói riêng phải bảo đảm tính minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật và tính hiệu quả

Bảng 3.3. Nhu cầu đầu tư 2009-2010 trên đja bàn các xã, phưòng, thị trấn

TT Lĩnh vực Nhu cầu đầu tư 2009-2010 (tr đồng)

1 Trường học 45.000

2 Kênh mương 25.000

3 Đường giao thông nông thôn 120.000

4 Trụ sở xã 40.000

5 Nhà sinh hoạt thôn 20.000

6 Chợ nông thôn 20.000

7 Trạm y tế 30.000

8 Hạ tầng thế thao văn hoá 20.000

Tổng nhu cầu đầu tư 320.000

trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính ở nước ta hiện nay. Đe làm được điều đó, cần chú trọng một số giải pháp sau:

3.2.1. Tiếp tục đổi mới quản lý thu

Hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện cho mọi chủ thế kinh doanh, từng bước giảm đối tượng nộp thuế theo mức khoán; chống thất thu thuế đi đôi với nuôi dưỡng, phát triền nguồn thu. Đối mới mạnh mẽ chế độ tài chính, kế toán, kiếm toán, bảo hiểm theo chuấn mực quốc tế đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hệ thống chính sách thuế cần đuợc hoàn thiện theo hướng mở rộng diện chịu thuế đồng thời với việc xác định hợp lý các mức thuế suất để đảm bảo công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và đảm bảo nguồn thu vững chắc cho NSNN.

Công tác quản lý thu phải được cải cách theo hướng nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và tính pháp lý, chống thất thu có hiệu quả. Đe thực hiện được hướng hoàn thiện này, đối mới quản lý công tác quản lý thu thuế cần tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối tượng nộp thuế, nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Dần dần đưa ý thức chấp hành pháp luật nối chung, luật thuế nói riêng trở thành một tiêu chuấn đo lường đạo đức xã hội.

Thứ hai, Khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế, hoàn thiện pháp luật về kế toán. Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai tính thuế, lập hồ sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế để các đối lượng nộp thuế tự’ thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý hoá đơn, chứng từ đế hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Mở rộng hình thức tự tính, tự khai, tự nộp thuế, thu hẹp dần hình thức nộp thuế khoán. Đối với các đối

tượng còn phải nộp thuế theo hình thúc khoán, cần hoàn thiện quy trình xác định mức khoán đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng giữa các hộ được khoán; chống các hành vi tiêu cực trong việc xác định mức khoán đối vớihộ kinh doanh nộp thuế khoán.

Thứ ha, Thường xuyên đây mạnh công tác thanh tra, kiêm tra thuê nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện chính sách thuế. Nghiên cứu ban hành quy chế phối họp giữa Uỷ ban nhân nhân xã, Chi cục thuế, cơ quan tài chính, KBNN để cung cấp thông tin và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thuế.

Thứ tư, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế từ khâu quản lý đối tượng nộp thuế (đăng ký, cấp mã số thuế, theo dõi số liệu kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế), kiểm tra tờ khai, hồ sơ hàn thuế, đối chiếu hoá đơn, xác định các khoản nợ đọng thuế và ra thông báo phạt nộp chậm, vi phạm về thuế, quản lý hoá đơn, chứng từ đến việc cung cấp dịch vụ thuế. Thiết lập mạng khai báo, kết nối thông tin giũa các cơ quan thuế, doanh nghiệp, KBNN và UBND xã nơi doanh nghiệp đặt trụ sở nhằm phối hợp trong công tác quản lý thuế.

Thứ năm, Tăng cường quản lý công sản, đặc biệt là tài nguyên đất, hoàn thiện cơ chế đấu giá, định giá đất đai, tài sản theo hướng thị trường hoá các quan hệ này đế đảm bảo tính công khai, minh bạch nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực tài chính từ đất đai, từ đó có điều kiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thứ sáu, Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thuế để họ có được nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý thuế theo phương pháp hiện đại, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý thu, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thai đọ phục vụ, phong cách làm việc khoa học của cán bộ thuế.

tế. Nhằm giúp cho cho quan chức năng kiểm soát được quá trình thanh toán và thu nhập của đối tượng nộp thuế, từ đó giúp cho việc quản lý thu tốt hơn, tránh tiêu cực trong lĩnh vực thuế.

Thứ tám, Đấy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương, thực hiện tốt phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiếm tra”, phát huy mọi tiềm năng, nội lực trong dân, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, tập thê và người dân, đây mạnh phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đế tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làm cho đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Đối với các khoản đóng góp phải thực hiện đúng quy định tại chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của thủ tướng chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân.

Thứ chỉn, Quán triệt nguyên tắc mọi khoản thu NSNN phải được quản lý chặt chẽ và phải được tập trung đầy đủ vào NSNN và được quản lý chặt chẽ tại KBNN. Mọi khoản thu NS xã, ban tài chính xã và cơ quan thu phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, từ khâu lập dự toán thu đến khâu tổ chức tuyên truyền vận động, tố chức thu thuế. Mọi thông tin liên quan đến nguồn thu NS xã, tiến độ thu NS, tình trạng nợ đọng nguồn thu và những khó khăn vướng mắc trong quá trình tố chức thu NS phải được trao đối thông tin đầy đủ và kịp thời đế cùng phối hợp tìm ra biện pháp giải quyết đảm bảo vừa tận thu được cho NS vừa chống thất thu, bở sót nguồn thu. Việc tập trung nhanh hơn, đầy đủ hơn các nguồn thu NSNN vào KBNN còn có tác động làm giảm lượng tiền trong lưu thông, tăng lượng tồn ngân quỹ của KBNN. Việc đó cũng có tác động tới việc góp phần kiềm chế tốc độ lạm phát hiện nay.

Giải pháp để tập trung nhanh, đầy đủ mọi nguồn thu NSNN vào KBNN đó là:

việc thu qua cơ quan thu. Áp dụng chính sách khen thưởng thích đáng đế động viên, khuyến khích các đối tượn nộp thuế trước hạn và đúng hạn. Phối hợp với các ngân hàng thương mại tăng cường phương thức thanh toán qua thẻ ATM để thực hiện việc nộp thuế vào KBNN bằng phương thức chuyển khoản qua thẻ ATM.

Đi đôi với việc tập trung mọi nguồn thu vào NSNN thì Chính quyền cấp xã và cơ quan thu cũng phải hết sức quan tâm đến việc nuôi dưỡng nguồn thu, tạo cơ chế, môi trường thuận lợi đế mọi thành phần kinh tế có điều kiện, có cơ hội phát triến sản xuất, kinh doanh, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

3.2.2. Tiếp tục đổi mới quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn

Thu và chi ngân sách là hai mảng không thể tách rời trong hoạt động ngân sách. Tập trung nhanh, đầy đủ mọi nguồn thu NS vào KBNN làm tăng nguồn lực tài chính cho ngân sách và có tác động đến việc kiềm chế lạm phát..., thì Chi ngân NSNN cũng có vai trò không kém phần quan trọng. Quá trình chi NS là quá trình cung cấp tiền tệ cho nền kinh tế, vì vậy nó liên quan mật thiết tới vấn đề lạm phát. Mặt khác thực trạng tình hình quản lý chi NS xã trong thời gian vừa qua tuy đã đạt được một số kết quả đáng kế song bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, hiện tượng chi tiêu NS kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lạm phát. Đe góp phần kiềm chế lạm phát và khắc phục nhũng hạn chế trong quản lý chi NS xã nhằm thực hiện những mục tiêu và phù họp với tình hình nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Trong quản lý chi NS xã cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Đối với chi thường xuyên: Tăng cường công tác kiếm soát chi NSNN, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ quy định, gây lãng phí, thất thoát; tăng cường thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ; hạn chế việc tạm ứng tiền mặt cho các xã.

- Đối với chi đầu tư phát triến: đòi hỏi phải kiếm soát chặt chẽ, đúng chế độ, góp phần tích cực vào việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trong thời gian trước mắt khi chưa có CO' chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư mới, Chủ đầu tư (ƯBND các xã) cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật xây dựng, quy chế quản lý đầu tu và xây dựng; chấp hành nghiêm chỉnh Luật đầu thầu, thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở xã, phường. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng. Trong chi đầu tư phát triển phải đặt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả lên hàng đầu. Phải có những đánh giá khách quan, khoa học trước khi quyết định đầu tư. Việc đầu tư XDCB phải có trọng điểm, tránh dàn trải. Trước khi quyết định đầu tư cần phải xác định rõ nguồn vốn đế

thực hiện dự án, tránh để dự án kéo dài làm giảm hiệu quả đầu tư và gây lãng phí vốn đầu tư .

Trong thời gian tới: thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho cấp dưới, nhất là cho cấp cơ sở (cấp thực hiện). Trong điều kiện hiện nay để đơn giản trong việc thanh toán vốn đầu tư và thực hiện chủ trương là kiểm soát theo đầu ra. Theo tôi trong thời gian tới cần phải xây dựng quy chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư theo kết quả đầu ra, mà trước mắt làm thí điếm ở cấp xã. Bởi vì cấp xã là cấp cơ sở lại có nhiều hình thức thực hiện dự án như: Tự thực hiện, khoán gọn; họp đồng tu- vấn, hợp đồng xây dựng công trình thông qua các hình thức đầu thầu (giao thầu, chỉ định thầu, đấu thầu...). Mặt khác trong lĩnh vực đầu tư mỗi hạng mục, mỗi công trình, mồi họp đồng được thực hiện là một sản phâm XDCB hoàn thành đế cấp vốn thanh toán. Đó cũng chính là sản phấm đầu ra. Các sản phấm này chứa đựng các quan hệ trách nhiệm giừa các bên. Tôi xin đề xuất giải pháp kiếm soát vốn đầu tư theo kết quả đầu ra như sau:

Một là, Tất cả các gói thầu xây dựng, tư vấn thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế được tạm ứng ngay sau khi họp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng là 20% giá trị hợp đồng. Riêng họp đồng mua sắm máy móc thiết bị được tạm ứng theo tiến độ ghi trong họp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Hai là, Đối với các gói thầu, các hạng mục công trình, những khoản chi thực hiện theo hình thức khoán gọn, hoặc hình thức tự thực hiện dự án. Sau khi được tạm ứng theo quy định như trên, được chuyển sang tạm thanh toán theo tiến độ và đề nghị của chủ đầu tư. Mọi vấn đề về khối lượng, giá trị thanh toán do chủ đầu tư chịu trách nhiệm. Ket thúc họp đồng phải có biên bản nghiệm thu có xác nhận của cơ quan tư vấn giám sát. Khi tống số vốn thanh toán bằng mức giá trị khoán gọn thì coi như hợp đồng đã được thanh toán hết.

Ba là, Đối với các họp đồng thực hiện theo hình thức hợp đồng có điều chỉnh giá, hợp đồng theo đơn giá, họp đồng theo thời gian thì thực hiện thanh toán đến 90% số vốn theo đề nghị của chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Sau khi có quyết toán được phê duyệt thì thanh toán hết số vốn còn lại.

Đối với các chi phí khác thực hiện thanh toán theo dự toán được duyệt nhưng phải tuân thủ đúng định mức, đơn giá và chế độ quy định hiện hành.

3.2.3. Hoàn thiện khung khố pháp lý về quản lý, điều hành ngân sách nói chung, ngân sách địa phưong nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w