Ngân sách xã hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 42)

hệ thống NSNN. Hoạt động của NS xã đã có những kết quả đáng kế, nhất là từ khi thực hiện Luật NSNN sửa đối năm 2002 (có hiệu lực chính thức từ 01/01/2004), đã kích thích các xã tố chức quản lý tốt hơn các nguồn thu trên địa bàn để chủ động bố trí cho các nhiệm vụ chi tại xã. Phần lớn các xã đã tự trang trải chi thường xuyên, đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình bằng nguồn thu được phân cấp và một phần trợ cấp của cấp trên. Một số xã có nguồn thu từ đất lớn đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ chi đầu tu-

phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn ngày một đôi mới.

Tuy nhiên bên cạnh đó hoạt động NS xã cũng còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải có nhừng giải pháp đối mới. Nối lên đó là vấn đề quản lý quỹ đất công ích, hoa lợi công sản và việc thất thu thuế giá trị gia tăng của các công trình xây dựng do xã, thôn làm chủ đầu tư; Một số xã quản lý không tốt, có nhiều nơi giao cho thôn tự thu, tự chi nhưng không phản ánh vào ngân sách xã. Điều này trái với quy định của Luật NSNN. Sự phối hợp giữa Chính quyền xã với các cơ quan như thuế, kho bạc, tài chính còn chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết hiệu quả.

Trong quản lý chi ngân sách xã, tình trạng chi tiêu lãng phí còn diễn ra phổ biến, chứng từ chi tiêu của nhiều nơi còn chưa họp lý, họp lệ việc thực hiện chế

độ hoá đơn chứng từ còn nhiều vấn đề cần phải chấn chỉnh. Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB còn sảy ra nghiêm trọng. Nhiều xã thực hiện không đúng trình tự trong đầu tư XDCB, thực hiện việc giao thầu, chỉ định thầu không đúng quy định, có những nơi còn vi phạm quy chế đấu thầu, chia dự án ra đế chỉ định thầu, ký hợp đồng với những đơn vị không đủ tư cách pháp nhân; Hiện tượng thanh toán không đúng định mức, đơn giá, vượt dự toán còn tồn tại...

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính cấp xã còn có nhiều hạn chế do chưa được đào tạo một cách có hệ thống, trình độ cán bộ không đồng đều, đội ngũ cán bộ am hiếu về lĩnh vực đầu tư XDCB còn thiếu và yếu chưa thực hiện tốt vai trò tham mưu cho chính quyền cấp xã trong lĩnh vục này.

Tóm lại, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, sự tác động của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, cùng với những diễn biến khó lường của tình trạng lạm phát và những biến đối của tình hình kinh tế - xã hội nông thôn hiện nay. Đe khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý ngân sách xã và đáp ứng yêu cầu tình hình mới, việc đổi mới quản lý ngân sách xã là một việc cấp bách và rất cần thiết.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 40 - 42)