Sách địa phưong nói riêng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 97)

kinh tế - xã hội trong nước, của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu đối mới toàn diện trên các mặt của đời sống xã hội, nhiều quy định của pháp luật không còn phù hợp. Vì vậy, cần rà soát, sửa đối, bố sung các quy định của pháp luật về quản lý tài chính - ngân sách và các văn bản có liên quan đến công tác này; trước mắt, cần tống kết, sửa đối một số quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật này, phân định cụ thế chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của tùng cơ quan, bảo đảm thực quyền của các cơ quan dân cử và tính minh bạch, công khai trong quản lý, điều hành NS. Bên cạnh đó, cần tránh tình trạng văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật lại có xu hướng thoát ly ra khỏi luật và trên thực tế dường như nó lại có tính pháp lý cao hơn luật. Đồng thời, tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan lập pháp để sao cho các văn bản pháp luật đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và sự phối họp chặt chẽ để tạo môi trường pháp lý

minh bạch trong hoạt động thanh tra, kiếm tra, kiếm soát việc chấp hành NS.

3.2.4. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành ngân sách Một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý, điều hành ngân sách đúng pháp luật và có hiệu quả là nhân tố con người hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Tài chính - ngân sách là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành NS luôn thay đối cho phù hợp với tình

hình thực tiễn và yêu cầu đối mới, do vậy phải chú trọng trong công tác tuyển dụng cán bộ, chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này, nhất là thực hiện các chủ trương, chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh.

Trong thời gian tới công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức và đẩy mạnh chống tham nhũng là một trong những biện pháp cần thiết và hỗ trợ tích cực trong việc đảm bảo hiệu quả quản lý NS xã. Tham nhũng có quan hệ đồng biến với độc quyền và tuỳ tiện, nghịch biến với sự minh bạch và tính trách nhiệm. Từ đó, để đẩy lùi tình trạng tham nhũng cần phải giảm bớt độc quyền, giảm bớt tuỳ tiện trong hoạt động quản lý NS, đặc biệt là NS cấp xã. Cần phải tăng cuờng tính minh bạch và trách nhiệm, cả trách nhiệm giải trình và trách nhiệm hậu quả. cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình triến khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng đế góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách.

Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, điều hành NS, cần chú trọng đầu tư, trang thiết bị và các phương tiện làm việc, bảo đảm sử dụng công nghệ thông tin một cách tối ưu trong quản lý, điều hành NS. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành NS, khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động. Trong thực tế, phải thường xuyên làm rõ trách nhiệm của từng tố chức, cá nhân, bảo đảm cho hệ thống quản lý, điều hành NS thông suốt, kịp thời, có hiệu quả và đúng pháp luật.

3.2.5. Tăng cưòng kiếm tra, giám sát hoạt động ngân sách xã

Thanh tra, kiêm tra, giám sát là một trong những nội dung bảo đảm cho việc chấp hành NS nghiêm minh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Hiện tại, đang có nhiều cơ quan có chức năng thanh tra, kiếm tra, giám sát các hoạt động tài chính, nhưng vi phạm pháp luật vẫn luôn xảy ra. Vì vậy, cần chấn chỉnh công tác thanh tra, kiếm tra, giám sát cả về phương diện tố chức và hoạt động, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thấm quyền của từng cơ quan, khắc phục tình trạng chồng chéo, giẫm đạp lên nhau trong việc kiếm tra, giám sát việc tuân thủ và chấp hành NS địa phương. Mặt khác, cần bảo đảm đủ điều kiện và xác lập cơ chế hoat động phù hợp, có chính sách ưu đãi đối với các cơ quan này, đồng thời tăng cường trách nhiệm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm của các tô chức, cá nhân khi thực thi chức năng thanh tra, kiêm tra, giám sát các hoạt động về tài chính - ngân sách.

Rà soát, sửa đối, bố sung các quy định về chế tài xử lý vi phạm trong các văn bản pháp luật, bảo đảm đủ hiệu quả đế ngăn chặn các sai phạm trong quản lý, điều hành NS, góp phần lập lại kỷ luật tài chính. Những sai phạm trong quản lý, điều hành NS phải được xử lý công khai, kịp thời, đúng quy định của pháp luật, hạn chế việc xử lý nội bộ, bưng bít thông tin.

KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN cần phải có nhũng cải cách mạnh mẽ nhằm tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của Nhà nước. Qua đó, góp phần xây dựng bộ máy hành chính nhà nước trong sạch, vũng mạnh.

3.2.6. Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo cân đối giữa các cấp ngân sách

Trong phân định nguồn thu: Phân chia nguồn thu liên quan trực tiếp đến khả năng tài chính của mỗi cấp NS, ảnh hưởng đến tính năng động, tích cực và chủ

động của từng địa phương trong công tác động viên nguồn thu nói riêng và cân đối NS nói chung. Neu mỗi địa phương được phân định nguồn thu gắn với kết quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thì cơ chế phân định nguồn thu sẽ kích thích địa phương tích cực trong nuôi dưỡng, phát triến và khai thác nguồn thu. Đe tăng nguồn lực tài chính cho địa phương, khắc phục những hạn chế của cơ chế điều tiết hiện hành, cần phải xem xét giảm dần các khoản thu phân chia giữa các cấp NS, nâng cao năng lực quản lý, tính trách nhiệm, minh bạch của từng cấp NS. Theo tôi trong thời gian tới đề nghị HĐND tỉnh xem xét một số khoản thuế như: Thuế nhà đất, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nên chuyển thành khoản thu 100% của NS xã. Neu khoản thu nàv trở thành khoản thu 100% NS xã thì sẽ thúc đấy các xã quan tâm quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ hơn, mặt khác nếu khoản thu này xã được hưởng 100% thì các xã sẽ tích cực trong việc đầu tư phát triển dịch vụ, thương mại, khôi phục và phát triến làng nghề đế mở rộng và phát triến nguồn thu, nhất là Bắc Ninh là một tỉnh nhở - một tỉnh có nhiều làng nghề, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần do hàng loạt các khu công nghiệp tập trung của tỉnh được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu đến 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Đe chuyến dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói chung, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng, ngoài việc đầu tư đấy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thì tỉnh cần quan tâm đến việc phát triển thương mại, dịch vụ, phát triển các làng nghề truyền thống. Theo tôi đây là một giải pháp có đa tác dụng vừa tạo thế chủ động cho tài chính NS xã, giảm trợ cấp cân đối của NS cấp trên, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại của cấp xã vào NS cấp trên đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp dôi dư do bị thu hồi đất, thiếu việc làm.

Đối với cơ chế hỗ trợ của tỉnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đây là một chính sách đúng đắn, cần thiết và đem lại hiệu quả hết sức to lớn đối với sự phát triến của các xã. Chính sách hỗ trợ của tỉnh đã tạo ra làn sóng đầu

tư vào lĩnh vực phát triển các công trình kết cầu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, là động lực to lớn đê các xã phát huy nội lực và tranh thủ sự đóng góp của các thành phần kinh tế tham gia đóng góp tài chính để xây dựng và phát trien kết cầu hạ tầng phục vụ cho phát trien kinh tế - xã hội của địa phương. Thực tế cho thấy địa phương nào có kết cầu hạ tầng hiện đại thì kinh tế - xã hội phát trien và kết cấu hạ tầng lại càng đựoc quan tâm đầu tư. Điều đó khắng định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, trong thời gian tới tỉnh cần tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ xây dưng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác các xã cần phải tiết kiệm chi thường xuyên, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, bố trí hợp lý nguồn vốn của xã cho nhiệm vụ chi đầu tu- phát triển, kết hợp với việc đây mạnh công tác xã hội hoá, kêu gọi tài trợ, hỗ trợ từ các tố chức, các thành phần kinh tế đế xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương. Trong chi đầu tư phát trien cần bố trí, sắp xếp danh mục và phân bố vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các công trình đảm bảo đúng quy định về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng và phân cấp quản lý NS, đảm bảo họp lý, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả cao nhất góp phần thúc đây phát trien kinh tế

- xã hội nông thôn.

3.2.7. Tăng cường quản lý tài chính thôn, khu phố

Căn cứ vào thực trạng công tác quản lý tài chính thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đe đảm bảo mọi khoản thu - chi NS xã phải được phản ánh đầy đủ trên tài khoản thu - chi NS xã tại KBNN. Đảm bảo mọi khoản thu

- chi NS xã đảm bảo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức theo quy định, căn cứ thực trạng tình hình ghi thu - ghi chi tài chính của các thôn trong đó chứa đựng phần lớn số thu - chi của NS xã. Đe đảm bảo cho NS xã lành mạnh đồng thời phù họp với tình hình thực tiến của địa phương hiện nay. Theo tôi tỉnh cần hoàn thiện quy chế quản lý tài chính thôn, khu phố, trong đó cần xác định rõ một số nội dung sau:

trên địa bàn thôn, thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và

được nhân dân tự' nguyện nhất trí; các khoản xã, phường, trị trần uỷ quyền cho thôn quản lý.

* Phạm vi hoạt động tài chính của thôn bao gồm:

- Hoạt động của NS xã do UBND xã uỷ quyền cho thôn quản lý. - Hoạt động tài chính của thôn.

- Hoạt động khác (thu hộ, chi hộ)

* Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tài chính xã đối với hoạt động tài chính của thôn.

* Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của trưởng thôn, kết toán thôn trong việc quản lý tài chính thôn.

* Nhừng hoạt động của NS xã mà xã uỷ quyền cho thôn quản lý. - Nội dung uỷ quyền thu

- Nội dung uỷ quyền chi

- Tố chức thu, chi và hạch toán tại thôn - Tố chức hệ thống số kế toán tại thôn

* Những nội dung mà thôn phải thực hiện quản lý qua NS xã (Trách nhiệm ban tài chính xã).

- Trong đó các khoản chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình xây dựng có giá trị trên 50 triệu đồng (từ nguồn đóng góp trục tiếp cho thôn) bắt buộc phải do UBND xã làm chủ đầu tư, quản lý.

* Trách nhiệm của Trưởng thôn và kế toán thôn trong việc thực hiện công tác ghi thu, ghi chi và quyết toán vào NS xã nhừng khoản xã uỷ quyền.

* Nguyên tắc thu, chi đối với tài chính thôn: đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Mọi khoản thu chi phải có chứng từ gốc, phiếu thu hoặc biên

lai, phiếu chi. Nghiêm cấm việc thu chi bằng cách ký nhận, ghi số không có chứng từ gốc duyệt và phiếu thu, phiếu chi.

- Đối với khoản chi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Ban tài chính xã có trách nhiệm cùng Trưởng thôn lập các thủ tục đầu tư, thanh toán vốn XDCB và quyết toán các công trình đầu tư XDCB của các thôn theo quy định tại nghị định 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế tố chức hoạt động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp xây dựng CO' sở hạ tầng của các xã, thị trấn và Thông tư số 73/2007/TT-BTC ngày 02/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NS xã, thị trấn đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư. Ban tài chính xã có trách nhiệm lưu giữ toàn bộ hồ so tài liệu thực hiện ghi thu - ghi chi NS xã và làm thủ tục bàn giao cho đơn vị sử dụng đê quản lý và theo dõi.

- Tại thôn phải có cán bộ làm công tác kế toán, thủ quỹ. Ke toán thôn phải có trách nhiệm mở sổ chi tiết thu, chi, sổ theo dõi công nợ để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các khoản thu, chi của hoạt động NS xã do UBND xã uỷ quyền cho thôn quản lý. Định kỳ hàng tháng, kế toán thôn thực hiện khoá số và đối chiếu số sách với thủ quỹ của thôn, Cuối quý lập báo cáo tống họp gửi kế toán NS xã cùng toàn bộ chứng từ thu, chi, số sách và được lưu tại bộ phận kế toán xã. Căn cứ nội dung thu, chi Ban tài chính xã phối họp với KBNN làm thủ tục hạch toán thu - chi vào NS xã.

* Quy định bắt buộc đối với các thôn trong việc mỏ' tài khoản tiền gửi của thôn thông qua UBND xã tại KBNN để gửi tiền quỹ của thôn vào đó. Tránh việc quản lý và sử dụng tiền quỹ của thôn không đúng chế độ, hoặc bị lợi dụng, đồng thời đảm bảo an toàn tiền quỹ của thôn.

* Những nội dung phải công khai, trả lời chất vấn của nhân dân trong thôn, tố dân phố bao gồm:

khoản thu và sử dụng nguồn thu hàng năm.

- Đối với hoạt động tài chính thôn: Công khai nghị quyết hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng của thôn đã được UBND xã phê duyệt gồm: Chủ trương huy động, đầu tư cho từng loại công việc; Dự toán nhu cầu vốn cho từng loại công việc, các nguồn vốn đáp ứng; đối tượng huy động; hình thức huy động; các mức huy động đối với từng đối tượng, các đổi tượng được miễn giảm cho từng loại công việc. Công khai báo cáo quyết toán vốn đối với từng loại công việc.

* Hình thức công khai, thời gian công khai: Yêu cầu công khai niêm yết bằng văn bản tại nhà sinh hoạt thôn, công khai tại hội nghị nhân dân thôn,đọc trên đài truyền thanh thôn. Thời gian công khai: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nghị quyết thôn được thông qua và được UBND xã phê duyệt, hoặc sau 15 ngày sau khi hoàn thành tùng loại công việc.

* Trách nhiệm của Ban tài chính xã trong công tác quản lý tài chính của thôn:

- Hướng dẫn việc xây dựng, tạo lập, sử dụng các nguồn thu và các quy định về quản lý tài chính cho thôn.

- Tham gia hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng của thôn bàn đến vấn đề tài chính thôn.

- Trục tiếp hướng dẫn, kiểm tra, duyệt quyết toán, thực hiện ghi thu - ghi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đổi mới quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w