NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
3.1. BÓI CẢNH HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HƯỞNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
3.1.1. Nen kinh tế đất nước đang có nhũng chuyến biến mạnh mẽ từ CO'
chế quản lý tập trung sang cơ chế kinh tế thị trưòng định hưóng XHCN
Bộ máy và cơ chế quản lý kinh tế đang được cải cách mạnh mẽ nhằm xoá bở những tồn tại hạn chế của mô hình cũ cho phù hợp với thực tế của đất nước cũng như tiến tới các thông lệ tốt nhất mà các nước trên thế giới đã và đang áp dụng. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và tín dụng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định những định hướng cải cách cơ bản là: Xây dựng đồng bộ thế chế tài chính phù họp với thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối mới chính sách quản lý tài chính nhằm tiếp tục khơi thông, giải phóng và phân bố họp lý, có hiệu quả các nguồn lực, góp phần thúc đấy phát triến kinh tế-xã hội;...Đối mới cơ chế quản lý NS theo kết quả thực hiện các công việc được NS cấp kinh phí. Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn đế tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán. Tăng cường phân cấp quản lý NS, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của NSNN và vai trò chủ đạo của NS trung ương,...Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý NSNN. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ; hiện đại hoá công nghệ giám sát. Chuẩn mực hoá hệ thống kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế,...Mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng;...Thực hiện chính sách lãi suất theo nguyên tắc thị trường.
3.1.2. Xu thế toàn cầu hoá và họp tác quốc tế
quan hệ kinh tế song phương, đa phương như quan hệ Việt-Mỹ, Việt Nam-EU, APEC, ASEAN,... Quá trình hội nhập vừa tạo cơ hội, vừa là thách thức tác động đến cơ chế quản lý kinh tế nói chung, tài chính - ngân sách nói riêng, cụ thế:
- Mở ra cơ hội và tiềm năng cho việc tiếp cận với các thông lệ và kinh nghiệm quản lý tốt trong lĩnh vực tài chính - ngân sách; đồng thời, cũng giúp tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ tư vấn và trợ giúp kỹ thuật tù' bên ngoài.
- Tạo ra áp lực buộc cơ chế quản lý và quy trình thực hiện ngân sách, vay nợ của Chính phủ, chế độ kế toán, báo cáo, thống kê trong lĩnh vực ngân sách, KBNN phải cải cách mạnh mẽ theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, đặc biệt đã trở thành thành viên chính thức của tố chức thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi chúng ta cần phải nhanh chóng thúc đây cải cách cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và tài chính - ngân sách nói riêng đế hình thành khuôn khố pháp lý của nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện lộ trình CNH, HĐH đất nước.
3.1.3. Chủ truong của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) có đề ra một số chủ trương, chính sách lớn tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm một số nội dung sau:
- Trên nguyên tắc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và khả năng cạnh tranh cao hơn; hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung. Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học - kỳ thuật
cho nông dân. Phát triển các loại giống cây, con, ứng dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến...
thủy sản, với các cơ sở chế biến, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, cơ sở nghiên cứu khoa học theo mô hình liên kết "4 nhà"; khuyến khích nông dân mua cổ phần trong các nhà máy chế biến nông sản, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất gắn với việc chuyến dịch lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác. Khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ở nông thôn; phát triến các làng nghề, các cụm công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Tiếp tục đối mới và phát triến kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn. Đấy nhanh tiến trình đô thị hóa nông thôn gắn liền với quy hoạch, hình thành các khu dân cư nông thôn có điều kiện sinh hoạt cao hơn. Phát triến hệ thống trường dạy nghề cho nông dân.
- Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn đồng bộ, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển. Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi, sấy, sơ chế nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch; hỗ trợ phát triển chợ nông thôn, chợ đầu mối nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh lưu thông, điều tiết giá cả hàng nông sản. Phát triển mạnh hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm từ trung ương đến cơ sở để giúp nông dân áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phâm.
- Xây dựng cơ chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ phát triến kinh tế - xã hội ở những vùng khó khăn, nhất là với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số.
- Giảm bớt sự đóng góp của nông dân.
Những chủ trương chính sách lớn mà Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) đề ra là rất sát và rất đúng với tình hình thực tiễn đất nước ta hiện nay, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau hơn 20 năm
thực hiện đường lối đổi mới đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, Đảng và Nhà nước ta đang tích cực xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nen kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Vì vậy đối mới công tác quản lý NS xã phải đảm bảo phù họp với quan điếm, đường lối đối mới của Đảng và những chủ trương, chính sách lớn mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đối mới quản lý NS xã phải đảm bảo cho NS xã khai thác và phát huy được mọi tiềm năng, nội lực trong dân, đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
3.1.4. Đảng và Nhà nước đang đấy mạnh công tác cải cách hành chính
Mục tiêu tống quát phát triến kinh tế xã hội đến 2010 và định hướng đến 2020 của đất nước đã được Đại hội X của Đảng xác định là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vũng của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng đê đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vừng chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thố và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.
Chương trình tông thê cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã khắng định cải cách tài chính công là một trong 4 nội dung của chương trình tông thê. Trong đó, hướng tới mục tiêu là kiêm soát đâu ra, đơn giản hoá hệ thống định mức chi tiêu, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và hiện đại hoá nền hành chính.
Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và định hướng đến 2020 của đất nước, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 211/2004/QĐ-TTg
ngày 14/12/2004 phê duyệt định hướng phát triển tài chính đến 2010 với mục tiêu tống quát là: Bảo đảm tiềm lực tài chính quốc gia đủ mạnh đế chủ động thúc đấy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và vững chắc, có khả năng kiếm soát lạm phát, ốn định tiền tệ, giá cả thị trường; hệ thống chính sách động viên, phân phối tài chính có hiệu lực cao, đảm bảo công bằng, năng động, phù hợp với thể chế thị trường định hướng XHCN, có tác động mở đường khai thông các nguồn nội lực, thu hút ngoại lực và sử dụng hiệu quả toàn bộ các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ, được quản lý và kiểm toán chặt chẽ, làm cho tài chính trở thành thước đo hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, là động lực phát triển kinh tế-xã hội; năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính được tăng cường và đối mới trên cơ sở cải cách hành chính, hiện đại hoá công cụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính; củng cố và nâng cao vị thế tài chính Việt Nam trong quan hệ quốc tế trên cơ sở bảo đảm độc lập tự chủ và an ninh tài chính quốc gia.
Mục tiêu đặt ra cho cải cách hành chính ngành tài chính là:
- Thế chế tài chính phải vừa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế, vừa tạo được những tiền đề cho phát triến kinh tế - xã hội. Hoàn thiện hệ thống thế chế, cơ chế chính sách tài chính phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH đất nước, tăng tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, của các doanh nghiệp, đối mới cơ chế tài chính đế thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Xây dựng ngành tài chính trong sạch, vừng mạnh, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
- Nâng cao thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với tài chính, NS địa phương, gắn phân cấp tài chính, ngân sách với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
- Hiện đại hoá ngành tài chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, có đủ phẩm chất và năng lực đế thi hành công vụ trong điều kiện mới. Xác
định rõ cơ cấu cán bộ, công chức gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan, đơn vị đế làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triến đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài chính. Đôi mới chương trình và phương pháp đào tạo cán bộ công chức theo chức danh, tiêu chuấn gắn với trách nhiệm công vụ.
Trong đó KBNN phải thực sự trở thành một trong những công cụ quan trọng trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, từng bước phù họp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực của Chính phủ, chất lượng hoạt động quản lý tài chính vĩ mô, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia.
Cải cách hành chính theo hướng minh bạch, công khai và đơn giản hoá các chính sách, chế độ là một trong nhừng nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay. KBNN với chức năng quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ kiêm soát các khoản chi NSNN, đã xác định trọng tâm cải cách hành chính của ngành KBNN là công tác quản lý NSNN, đây là nhiệm vụ quan trọng của ngành và cũng là nhiệm vụ có quan hệ với các đối tượng sử dụng NSNN nhiều nhất.
3.1.5. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tĩnh Bắc Ninh
Cùng với các địa phương trong cả nước giai đoạn từ nay đến năm 2010 là giai đoạn quan trọng đế nền kinh tế tỉnh Bắc Ninh bước vào giai đoạn đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của tỉnh được xác định như sau: Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006-2010 đạt 15%-16%, đưa GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 20,6 triệu đồng theo giá hiện hành. Phát huy mạnh lợi thế so sánh về vị trí địa lý và nguồn nhân lực của tỉnh, chủ động chuyến dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá trên cơ sở công nghệ mới, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Mục tiêu đại hội đại biếu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần
thứ XVII đề ra là: “ Phấn đấu đến năm 2010 Bắc Ninh là tỉnh phát triến khá trong cả nước, đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đến năm 2020 là một trong những tỉnh dẫn đầu trong vùng kinh tế trọng điếm Bắc Bộ”.
- Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo bước chuyến biến mạnh mẽ về chất lượng và sức cạnh ranh của nền kinh tế; nâng cao một bước chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao một bước chất lượng lao động, khoa học công nghệ đế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo bước phát triến mới trên con đường công nghiệp hoá, rút ngắn theo hướng hiện đại hoá; tận dụng các thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức đế phát triển kinh tế - xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hoá - xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống dân cư, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm mới. Khống chế, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính một cách kiên quyết, tích cực chống quan liêu, tham nhũng. Giữ vững ón định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Thực hiện chính sách nuôi dưỡng nguồn thu của khu vực doanh nghiệp nhằm tăng thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng thu nội địa tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế. Huy động ngân sách từ GDP đạt bình quân 14%/năm; tốc độ thu NS tăng bình quân 16,8%/năm, triệt đế tiết kiệm chi, tốc độ tăng chi phải thấp hơn tốc độ tăng thu. Chủ trọng chi đầu tư phát triển tăng từ 40%-45%, trong đó bảo đảm vốn NSNN tăng bình quân từ 28%-30%.
- Nhịp độ tăng GDP ( giá 1994) bình quân hàng năm đạt 15-16%, trong đó: nông nghiệp tăng 4-5%, công nghiệp-xây dựng tăng 19- 20% ( riêng công nghiệp tăng trên 20%), dịch vụ tăng 17- 18%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 20.112 tỷ đồng ( giá 1994) tăng bình quân 25%/ năm; Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2010 đạt
2939,4-3108,5 tỷ đồng ( giá 1994), tăng bình quân 6,0-7,2%/ năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 65 triệu đồng/ha, trong đó giá trị trồng trọt đạt 42 triệu đồng/ha