2.3.2.1 Hoạt động xuất nhập khẩu
Khi ngân sách cạn kiệt, chính phủ các nước phải thắt chặt chi tiêu, tiền lương cũng như phúc lợi xã hội giảm khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sụt giảm. Bên cạnh đó, các nước trong khối Eurozone là chủ nợ của các quốc gia này có khả năng không thu hồi được vốn, cũng phải có những biện pháp chi tiêu thích hợp. Như vậy, khủng hoảng nợ công buộc chính phủ trong khối Eurozone tăng trưởng yếu, thực thi chính sách thắt chặt chi tiêu ngân sách, hạn chế tăng trưởng tín dụng làm sụt giảm kim ngạch nhập khẩu của các nước Eurozone. Các quốc gia đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực xuất khẩu, do hầu hết các nước này phụ thuộc vào xuất khẩu.
Ngoài ra, biến động tỷ giá hối đoái đồng Euro/USD mà đặc biệt là sự giảm giá của đồng Euro khiến cho khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu tính bằng USD sụt giảm, gây ra bất lợi về xuất khẩu tính giá hàng hóa bằng USD. Mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công đối với thế giới phụ thuộc vào khả năng hội nhập và liên kết của nền kinh tế đó với Châu Âu. Có thể coi Mỹ là một ví dụ điển hình trong mối quan hệ chặt chẽ với Eurozone và chịu ảnh hưởng nặng nề từ vòng xoáy nợ công này. Liên minh Châu Âu (EU) là đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ. Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai bên đã đạt mức 475 tỷ USD. Ước tính 14% thu nhập của 500 công ty lớn nhất Mỹ đến từ Châu Âu, khoản thu nhập hàng năm đạt mức 1300 tỷ USD. Điều đó cho thấy, khủng hoảng nợ công Châu Âu nổ ra không chỉ bản thân các thành viên gánh chịu hậu quả mà còn các quốc gia là đối tác của Eurozone. Hơn nữa, nền kinh tế Mỹ cũng đang phải vực dậy từ cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008, khả năng phát triển yếu cộng với những rủi ro trong thanh toán chậm, chi phí năng lượng cao, thâm hụt ngân sách thương mại lớn khiến cho Mỹ càng dễ dàng khủng hoảng theo Eurozone.
Mặc dù Châu Âu không bị sụp đổ, nhưng mối lo ngại của dân chúng về tình trạng bất ổn định trên thị trường chứng khoán khiến họ thận trọng hơn trong việc chi tiêu. Các công ty Mỹ có đối tác chính là EU đang trong tình trạng làm ăn ế ẩmNgoài ra, các ngân hàng trên thế giới cũng đang cắt giảm các khoản cho vay và tích trữ tiền nhằm đối phó với những thiệt hại do nắm giữ khoản nợ của Hy Lạp, Ireland...
2.3.2.2 Hoạt động đầu tư nước ngoài
Hình 2.6: Nguồn vốn FDI vào các nước Eurozone giai đoạn 2004-2012
(tỉ Euro)
Hoạt động đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác rót vốn vào Eurozone cũng sụt giảm bởi tình hình tài chính bất ổn của các nước này. Dòng vốn đầu tư giảm khiến cho kinh tế eurozone tăng trưởng chậm và lợi nhuận của các nhà đầu tư quốc tế cũng bị sụt giảm đáng kể. Phân tích dòng vốn FDI chảy vào Eurozone cho thấy sự sụt giảm từ năm 2008. Trong các quốc gia chịu hậu quả nặng nề từ khủng hoảng nợ công, Tây Ban Nha nhận được khoản FDI cao nhất vào năm 2007 với mức 148,7 triệu USD. Sau đó, con số này giảm dần qua các năm. Các nhà đầu tư quốc tế phải tìm môi trường mới để kinh doanh và phải đảm bảo nền kinh tế đó ổn định và khả năng sinh lời cao.