Quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1 Những bài học rút ra được từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu

3.1.5 Quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng

3.1.5.1 Kiểm soát hoạt động tín dụng

Ireland là một ví dụ điển hình cho việc không tuân thủ các quy định cho vay gây ra những khoản nợ xấu khổng lồ. Điều này dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nợ công xảy ra tại nước này. Do hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia nên khi hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, chính phủ phải hỗ trợ kịp thời để không bị sụp đổ. Chính bởi vậy, việc kiểm soát hoạt động tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng tránh nguy cơ phá sản. Có rất nhiều giải pháp được đưa ra để lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu, giám sát chặt chẽ các đối tượng cho vay và mức tăng trưởng tín dụng. Cùng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng còn có việc ban hành về tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu, giới hạn tin dụng cho khách hàng, cân đối cho vay trung và dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn.

3.1.5.2 Thiết lập cơ cấu phục hồi tối đa nợ xấu

Trước khi cho vay, các ngân hàng nên tìm hiểu kỹ lưỡng mục đích sử dụng vốn vay, bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ đơn vị vay vốn đảm bảo rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Một khi các khoản nợ có dấu hiệu trở thành nợ xấu thì các ngân hàng nên tìm mọi cách ngăn chặn nợ xấu xuất hiện. Để tránh gặp phải khủng hoảng như Hy Lạp và Ireland thì các ngân hàng nên công bố số liệu một cách minh bạch, tránh tình trạng không thể cứu vãn nổi.

Cuối cùng, một bài học lớn phải được rút ra trong suốt quá trình quản lý, ngăn chặn bùng nổ nợ công, cho đến giải quyết hậu quả trong trường hợp vỡ nợ... là bài học “Tự lực cánh sinh”, tự mình làm, tự mình chịu, khi ấy sẽ biết quý và thận trọng từng đồng tiền trong chi tiêu. Theo nhà phân tích Nguyễn Quang A, châu Âu đã kịp thời khi lập quỹ cứu trợ cho Hy Lạp, Ireland và dự phòng có thể một vài nước thành viên khác. Đối với các nước ngoài khu vực sử dụng đồng Euro, có thể sẽ cảm thấy đôi chút “bất an” khi không có một quỹ tương tự đỡ đằng sau, nhưng từ một góc nhìn khác, đó lại là một cái may: “Vì sợ hiệu ứng domini nên Châu Âu đã phải lập quỹ cứu trợ, tránh sự lây lan sụp đổ sang các nước khác, nhưng cũng lại tạo ra sự ỷ lại của một số nước nào đó. Không có quan hệ với những tổ chức như thế, biết rằng không có ai đứng ra cứu vớt mình đấy có thể là một lợi thế. Kinh tế học đã nghiên cứu ràng buộc ngân sách mềm, là tâm lý, điều kiện bên ngoài, điều kiện môi trường làm doanh nghiệp nghĩ rằng mình có vấn đề gì đấy sẽ có ai cứu, trợ giúp, giống hệt đứa trẻ con của bố mẹ giàu, ỷ lại có khó khăn gì cũng có bố mẹ giúp, như thế dễ trở thành đứa con hư, thế gọi là ràng buộc ngân sách mềm. Còn lại là ràng buộc ngân sách cứng, tức là tự lực cánh sinh. Đó là một lý do vì sao các doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp quốc doanh. Và đối với một quốc gia cũng như vậy, nếu họ nghĩ rằng nếu mình có vấn đề gì thì có IMF, có nước này nước kia cứu trợ, lúc đấy sẽ sinh ra tính ỷ lại và hiệu quả chi tiêu cũng kém”.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w