CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1 Những bài học rút ra được từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu
3.1.2 Duy trì tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô
Tiền tệ và thuế là hai công cụ quan trọng nhất để nhà nước điều tiết nền kinh tế. Nếu như lạm phát ở mức cao, đồng tiền bị mất giá, khả năng quản lý của nhà nước thông qua tiền tệ bị vô hiệu hóa. Khi nội tệ bị mất giá thì người dân sẽ có xu hướng tích trữ vàng và ngoại tệ. Đồng thời, các biểu thuế của nhà nước trong một thời gian nhất định sẽ không theo kịp sự gia tăng của lạm phát. Từ đó, chi tiêu ngân sách tăng cao còn nguông thu cho thuế thì giảm, vì vậy chính phủ phải vay nợ từ bên ngoài để bù vào khoản thâm hụt đó. Lạm phát tăng cao khiến nền kinh tế mất cân đối. Điều đó không có nghĩa là giảm lạm phát về con số 0 mà là phải đưa lạm phát về một con số. Mức lạm phát vừa phải khiến chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầy vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Bởi vậy, nếu một cuộc gia có thể duy trì mức độ lạm phát vừa phải có thể sẽ có lợi cho sự phát triển của quốc gia đó. Lúc đó, lạm phát sẽ không còn là mối nguy hại đến kinh tế mà là công cụ đắc lực giúp điều tiết và phát triển kinh tế hiệu quả.
3.1.2.2 Giữ mức tăng trưởng ổn định
Tăng trưởng ổn định là mức độ phát triển hiệu quả, bền vững của nền kinh tế. Biểu hiện là tốc độ tăng trưởng ở mức vừa phải trong một thời gian kéo dài, thường là 20-30 năm. Các quốc gia không nên theo đuổi mức tăng trưởng cao, quá nóng. Nguyên nhân là vì tăng trưởng nóng dẫn đến cung cung tăng trong khi cầu không đổi, từ đó lạm phát cao, nhập khẩu tăng mạnh và nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
3.1.2.3 Minh bạch tài chính công
Các thông tin của chính phủ về tài chính phải minh bạch và chính xác, không được che giấu các khoản nợ hay tín hiệu bất ổn thị trường. Nếu tình trạng che giấu xảy ra thì người dân sẽ không biết cách chi tiêu hợp lý và quan trọng hơn nạn tham nhũng sẽ trở nên phổ biến. Khủng hoảng nợ công Hy Lạp chính là hồi chuông cảnh báo về nạn tham nhũng của nước này và là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cũng như một số quốc gia đang phát triển khác, nạn tham nhũng đang phổ biến và lấy đi khối tài sản không nhỏ.