Đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 30 - 33)

2.3.3.1 Xuất nhập khẩu

Hình 2.7: Giá trị xuất khẩu hàng hóa sang EU (nghìn USD)

Cuộc khủng hoảng nợ công kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng: tốc độ phục hồi kinh tế chậm, tình trạng thất nghiệp, lạm phát tăng cao, đồng euro trượt giá, GDP thực tế giảm sút ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người dân. Nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu cũng giảm theo tương ứng.

Về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng hàng hoá giá rẻ là ưu thế của Việt Nam, do đó cuộc khủng hoảng nợ công sẽ giúp hướng người dân châu Âu chuyển từ hàng hoá cao và trung cấp sang hàng hoá do Việt Nam sản xuất. Tuy nhiên, những số liệu tính toán từ mô hình ước lượng cho thấy, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu sẽ có những tác động tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam, với mức suy giảm khoảng 1,7% GDP trong năm 2010, cao thứ ba chỉ sau Trung Quốc (2,8%) và Anh (1,9%).

2.3.3.2 Đầu tư nước ngoài

Hình 2.8: Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 1994-2012 (triệu USD)

Nếu như nợ công ở Châu Âu vẫn tiếp diễn thì nguồn vốn FDI sẽ chảy về các nước có trình độ phát triển tương đương các nước EU. Nguyên nhân là bởi các nước này đáp ứng đầu đủ những điều kiện mà nhà đầu tư kỳ vọng đồng thời tránh được khoản thuế mà chính phủ các nước Eurozone đánh vào hoạt động đầu tư nước ngoài để tăng thu chính phủ, giảm thâm hụt ngân sách.

2.3.3.3 Vốn đầu tư và tín nhiệm quốc gia giảm

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng qua, cả nước thu hút gần 14,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN), bằng 74% cùng kỳ năm ngoái và cách khá xa so với mục tiêu 20 tỷ USD của kế hoạch đề ra. Tuy vậy, diễn biến thu hút vốn gần đây tăng dần, cho thấy dấu hiệu phục hồi dù chậm. Mặt khác, vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển từ khu vực Châu Âu sang các nền kinh tế đang phát triển để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, chính sách tài khóa thắt chặt, trong thời gian tới, dự báo việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn.

2.3.3.4 Gia tăng rủi ro tỷ giá

Khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá. Đồng EUR tiếp tục bị áp lực giảm giá trên thị trường tiền tệ nói chung và với USD nói riêng. Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng EUR mất giá tương đối so với USD. Có lúc tỷ giá EUR/USD đã giảm xuống mức 1,3 lần đầu tiên so với đầu năm. Trước mắt, đồng USD tăng giá tương đối so với EUR sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào khu vực EU do chủ yếu hàng xuất khẩu được tính giá bằng USD. Bên cạnh đó, đồng USD mạnh lên trong khi thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia.

2.3.3.5 Thị trường chứng khoán

Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam ảnh hưởng trầm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Năm 2009, thị trường chứng khoán đầu năm có nhiều khởi sắc nhưng đến cuối năm, chỉ số VN – Index giảm mạnh 22%. Trong năm 2010, mối quan hệ giữa chỉ số DOWNJONES vàVN-Index luôn xấp xỉ bằng nhau cho

thấy xu hướng chung của nhà đầu tư nội địa và nước ngoài. Năm 2011, thị trường chứng khoán lao dốc với 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán lỗ lũy kế.

2.3.3.6 Bảo hiểm rủi ro tín dụng (CDS) có xu hướng tăng lên

Vấn đề Hy Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự : 3 số liệu cảnh báo bao gồm : nợ quá nhiều, thể hiện ở tỉ lệ nợ trên GDP cao; chi tiêu quá mức, thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với GDP; và tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm.

Hệ quả là Việt Nam với tỉ lệ nợ cao, thâm hụt ngân sách triển miên đang bị các tổ chức tài chính quốc tế xếp vào mục rủi ro cao, với mức CDS là 263, xếp ngay trên Hy Lạp (321) và Iceland (466). Điều này sẽ là một cản trở rất lớn trong việc thu hút các luồng vốn đầu tư gián tiếp, trực tiếp và cho vay từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w