Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 3.1 Những bài học rút ra được từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu

3.1.3 Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng

Cạnh tranh và hội nhập luôn song hành, đây là 2 mặt của 1 vấn đề. Muốn hội nhập, chúng ta phải cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh mới có thể hội nhập một cách sâu rộng, hiệu quả. Những kinh nghiệm bảo đảm khả năng cạnh tranh của các nước Đông Âu trong điều kiện hội nhập với các nền kinh tế phát triển đòi hỏi vai trò định hướng quan trọng của Nhà nước trong việc tập trung nguồn lực thực hiện các mục tiêu ưu tiên, như: Tăng đầu tư cho khoa học, công nghệ, giáo dục và đào đạo; nâng cao nguồn lực con người; xây dựng các hạ tầng hiện đại như giao thông, viễn thông, năng lượng; ổn định kinh tế vĩ mô, xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế, bảo đảm các doanh nghiệp có thể quyết định những chiến lược dài hạn cho mình; cải tổ các doanh nghiệp nhà nước, chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp... Về đầu tư công, vai trò của Nhà nước trong đầu tư cần tập trung tạo động lực cho phát triển kinh tế thị trường, xây dựng thể chế, nguồn nhân lực và hạ tầng. Tuy nhiên, trong phát triển hạ tầng, xu thế của các nước là rút dần các doanh nghiệp công hữu trong các lĩnh vực độc quyền tự nhiên như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng... mà hướng đầu tư công sang phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, tạo đòn bẩy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tri thức, xanh, sạch, bền vững về môi trường và xã hội.

Kinh nghiệm quốc tế và các nước Đông Âu cho thấy cần phải xác lập tính độc lập của ngân hàng trung ương trong vận hành chính sách tiền tệ. Việc điều tiết tỷ giá, lãi suất, lạm phát là những công cụ vĩ mô quan trọng cần ổn định và dự báo được. Đồng thời, ngân hàng trung ương cần tăng cường các biện pháp, chế tài nhằm kiểm soát, cảnh báo rủi ro của hệ thống ngân hàng, hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới. Chính sách tài khóa và ngân sách, ngoài việc tăng cường hiệu quả thu chi, bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, cũng cần minh bạch, dự báo được để tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

Về chính sách nợ công, cần nêu rõ cơ quan quyết định chính sách, nội dung cơ bản của chính sách là gì và chính sách đó được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học nào. Cần bổ sung quy định để định nghĩa chiến lược nợ theo những khuyến nghị của các chuyên gia WB và IMF, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời, phải quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch các khoản nợ của các ngân hàng thương mại, nhằm không chỉ khai thông tín dụng mà còn tránh rủi ro làm gia tăng nợ công như những diễn biến hiện nay ở EU.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w