trường trung học phổ thông
1.3.1. Tầm quan trọng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông
Như đã trình bày ở trên, đội ngũ CBQL trường THPT nói chung, đội ngũ CBQL nữ trường THPT nói riêng có vai trò quan trọng trong việc khẳng
định giáo dục. Quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục, đảm bảo để có đội ngũ CBQL có chất lượng cao, đủ sức mạnh để đảm nhận những trọng trách lớn mà Đảng và nhân dân giao phó là nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên của ngành GD&ĐT.
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển cao, nhân loại đang chạy đua về trí tuệ, về chất xám... Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang đòi hỏi cấp bách cần phải có những con người rất mực trung thành với lý tưởng XHCN, giàu lòng yêu nước, có trình độ, kiến thức (kỹ thuật) và có kỹ năng thành thạo, có năng lực sáng tạo, năng động, có thể làm ra những sản phẩm đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới. Khâu then chốt trong giáo dục đào tạo là phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục có chất lượng cao cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu, phẩm chất, trình độ, năng lực.
Những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ CBQL các cấp học, bậc học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Số lượng CBQL còn thiếu nhiều, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Cơ cấu, chất lượng CBQL đang mất cân đối giữa các vùng, miền, khu vực. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý của đội ngũ CBQL giáo dục có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT - XH. Riêng đối với giáo dục phổ thông: “Yếu kém lớn nhất của đội ngũ CBQL phổ thông hiện
nay vẫn là phương pháp quản lý, trình độ quản lý, việc quản lý nhà trường chưa đảm bảo yêu cầu mục tiêu ngày càng cao của giáo dục đề ra, trình độ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ của đội ngũ CBQL nhất là CBQL trong các truờng THPT còn rất yếu và thiếu về số lượng về năng lực quản lý”.
Cùng với việc ghi nhận vai trò, vị trí và những đóng góp to lớn của phụ nữ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là giải phóng phụ nữ và giải phóng phụ nữ phải gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ và công tác cán bộ nữ được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng, thể hiện thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết: Nghị quyết số 152-NQ/TW “Một số vấn đề về tổ chức, lãnh đạo công tác phụ vận” (1967), Nghị quyết số 153-NQ/TW về công tác cán bộ nữ (1967), Chỉ thị số 44-CT/TW về một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ (1984), Nghị quyết số 04-NQ/TW về Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới (1993), Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước (2007)...
Ngày nay, phụ nữ tham gia hầu hết vào các lĩnh vực của sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong bài phát biểu tại buổi tọa đàm “Vai trò phụ nữ trong thế kỷ XXI” do Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc UNIFEM và Hội Phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: “Trong thành tựu chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng
tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại”.
Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường... Tuy nhiên, hiện thời chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới. Bà Rose Maria Greve, Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm “Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XXI” nói trên, đã từng nhận định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Bất bình đẳng giới vẫn còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững. Người phụ nữ cần phải được bộc lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình. Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho sự phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong xã hội”.
Ngành Giáo dục và Đào tạo là một trong những ngành nghề có nhiều sự đóng góp của phụ nữ như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, trước cuộc cải cách giáo dục triệt để, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục nói chung, CBQL nữ trường THPT còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Số lượng CBQL nữ còn thiếu so với nhu cầu, số lượng CBQL nữ có trình độ chuyên môn trên chuẩn, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng về lý luận chính trị còn ít. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ CBQL nữ chưa cao, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, đặc biệt trong tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện v.v.
Vì lẽ đó, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT một cách toàn diện, chuẩn hoá: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng chuyên môn cao, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp tốt để thực hiện trọng trách lớn mà đảng và nhân dân giao phó, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những người lao động có trình độ cao, có năng lực và phẩm chất tốt để có thể thực hiện việc “đón đầu”, “đi tắt” trong công cuộc CNH, HĐH đất nước nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách để đưa đất nước phát triển hoà nhập với sự phát triển chung của các nước trên thế giới là công việc có ý nghĩa, tầm quan trọng và tính cấp bách đặc biệt.
Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định, xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ “vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài”. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý “phải được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp”.
Nghị quyết số 37/2004/QH11, ngày 03/12/2004 của Quốc hội về giáo dục cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải “tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo..., hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ sự cần thiết phải “tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”, “bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục”.
Ngành giáo dục cả nước đã và đang tích cực thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục, toàn ngành đang nỗ lực thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trọng tâm: “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tất cả những việc làm đó thể hiện quyết tâm cao của ngành giáo dục đào tạo trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng.
1.3.2. Yêu cầu về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông
1.3.2.1. Phát triển về số lượng
Số lượng CBQL được tính theo số lớp của từng trường, đảm bảo đủ số lượng CBQL theo quy định của Nhà nước để bộ máy nhà trường hoạt động có hiệu quả.
Bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành để đảm bảo số lượng CBQL nữ ở các trường THPT.
1.3.2.2. Chất lượng
Theo quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị một con người, với tư cách một nhân cách, một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Chất lượng của mỗi CBQL thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của bản thân thông qua hoạt động quản
lý. Theo quan điểm hệ thống, việc xây dựng đội ngũ CBQL phải chú trọng đến tính đồng bộ giữa mỗi thành viên quản lý và toàn bộ đội ngũ CBQL.
1.3.2.3. Đồng bộ về cơ cấu
Xây dựng đội ngũ CBQL đồng bộ về cơ cấu tức là cân đối về độ tuổi, giới tính, dân tộc, thâm niên quản lý, bộ môn chuyên ngành, vùng miền. Mục tiêu của xây dựng đội ngũ CBQL đồng bộ về cơ cấu là tạo ra sự hợp lý, sự đồng bộ của đội ngũ. Một cơ cấu hợp lý sẽ tạo cho từng thành viên trong cơ cấu đó được tương tác với nhau một cách thuận lợi nhất, nhờ đó mà phát huy tiềm năng của mình, tạo ra sức mạnh chung của bộ máy.
1.3.2.4. Sự đồng thuận của đội ngũ trong đơn vị
Ngoài việc quan tâm đến số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ CBQL cần phải chú ý đến tính đồng thuận của đội ngũ trong tập thể sư phạm nhà trường. Mỗi cá nhân có sự khác nhau về nguyện vọng, sở trường, tính cách, hoàn cảnh gia đình... Vì vậy, khi tập hợp lại trong cùng một tổ chức nhà trường để dung hợp, đồng thuận với nhau là việc làm cần thiết và khá khó khăn. Để cho nhà trường phát triển cần tạo ra sự đồng thuận giữa các cá nhân trong tập thể sư phạm.
Tính đồng thuận của đội ngũ trong tập thể sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ sự đồng thuận giúp cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường một cách thuận lợi, tạo nên bầu không khí phấn khởi, làm tăng tinh thần đoàn kết, khơi dậy tinh thần trách nhiệm và sự cống hiến của mỗi cán bộ, gíáo viên, nhân viên.
1.3.3. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông
1.3.3.1. Thực hiện quy hoạch, tuyển chọn
- Quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý và cơ quan quản lý, giúp cho người quản lý hoặc cơ quan quản lý biết
được số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới,... của từng cán bộ quản lý và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Quan trọng hơn là kết quả quy hoạch làm cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự trong các trường học. Để hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL nữ trường THPT nói riêng thì cấp quản lý phải lập kế hoạch cho sự cân đối trong tương lai bằng cách so sánh số lượng CBQL cần thiết với số lượng hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ, để ấn định số lượng cần thiết đưa vào quy hoạch. Mặt khác cấp dưới quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, quy hoạch mạng lưới trường lớp trong tương lai theo kế hoạch phát triển để tạo nguồn CBQL cũng như các nguồn lực khác. Quy hoạch với phương châm “động” và “mở”: một chức danh có thể quy hoạch nhiều người, một người có thể quy hoạch nhiều chức danh. Quy hoạch thường gắn kết với các khâu: nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp, sử dụng, bãi miễn. Quy hoạch luôn được xem xét đánh giá bổ sung, điều chỉnh hàng năm, có thể đưa ra ngoài quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng. Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo được nguồn vừa tạo được động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của cán bộ.
- Tuyển chọn: trong quản lý nguồn nhân lực tuyển chọn bao gồm hai bước đó là tuyển mộ và lựa chọn. Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng từ các nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tham gia làm việc. Tuyển mộ cũng có nghĩa là tập trung các ứng cử viên lại. Chọn lựa là quyết định xem trong các ứng cử viên ấy ai là người đủ tiêu chuẩn để đảm đương được công việc, các ứng cử viên đây là những người trong quy hoạch.
- Đào tạo: là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thành nhân cách cá nhân tạo tiền đề cho họ hành nghề một cách năng suất có