thông tỉnh Quảng Bình
2.3.1. Về số lượng CBQL nữ trường THPT
Bảng 2.2: Số liệu cán bộ quản lý, công chức, viên chức, lao động khối THPT T/ số CCVCLĐ T/số CCVCLĐ nữ T/số CBQL (HT, PHT) T/số Hiệu trưởng T/số Phó Hiệu trưởng 2.142 1.279 120 33 87
Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình có 33 trường THPT, với 29 CBQL nữ (02 HT và 27 PHT), trong đó có 02 trường có nữ làm HT; có 24 trường có nữ làm PHT. Có 04 trường có 02 nữ làm PHT, có 09 trường không có nữ Phó Hiệu trưởng.
Số lượng CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình quá ít, 29 người, chiếm tỷ lệ 2,27% (so với tổng số 1.279 lao động nữ các trường THPT tỉnh Quảng Bình), chiếm tỷ lệ 24,17% (so với tổng số 120 CBQL trường THPT toàn tỉnh). Nữ Hiệu trưởng 2 người, chiếm tỷ lệ 6,06% (so với tổng số 33 Hiệu trưởng các trường THPT); Nữ Phó Hiệu trưởng 27 người, tỷ lệ 31,03%
(so với tổng số 87 Phó Hiệu trưởng các trường THPT toàn tỉnh). Như vậy, tỷ lệ CBQL nữ trường THPT chiếm tỷ lệ thấp, đặc biệt tỷ lệ nữ giữ chức vụ HT quá thấp. Do đó trong công tác phát triển đội ngũ cần quan tâm xem xét khắc phục dần hạn chế này.
2.3.2. Về cơ cấu CBQL nữ trường THPT
- Về cơ cấu CBQL nữ chưa đồng bộ, so với tỷ lệ của các bậc học Mầm non, Tiểu học, THCS thì bậc học THPT số lượng CBQL nữ chiếm tỷ lệ ít nhất.
Phần lớn CBQL nữ giữ chức vụ PHT, gồm có 27 người, chiếm tỷ lệ 93,10% (so với tổng số 29 CBQL nữ trường THPT). Nữ HT có 2 người, chiếm tỷ lệ 6,9% (so với tổng số 29 CBQN nữ trường THPT). Có 9 trường không có CBQL nữ, chiếm tỷ lệ 27,27% (so với 33 trường THPT toàn tỉnh).
Như vậy, số nữ giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng chiếm số đông, nữ Hiệu trưởng chỉ có 02 người, có 9 trường chưa có cán bộ quản lý nữ và có 04 trường có 02 nữ Phó Hiệu trưởng, vì vậy cần cơ cấu lại CBQL nữ cho đồng đều giữa các trường THPT trong toàn tỉnh và tăng tỷ lệ nữ làm Hiệu trưởng.
- Về độ tuổi CBQL nữ các trường THPT
Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi của CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình
Tổng số CBQL nữ Độ tuổi
30 - 39 40 - 49 Trên 50
SL % SL % SL % SL %
29 100 9 31,0 14 48,3 6 20,7
Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Quảng Bình
Như vậy, đội ngũ CBQL nữ trường THPT trong tỉnh có độ tuổi từ 40 trở lên chiếm số đông (69%). Đây là độ tuổi mà CBQL nữ có thể cống hiến được nhiều nhất cho sự nghiệp nhưng cũng là giai đoạn sức khỏe của chị em thường bị giảm sút; chị em có nhiều kinh nghiệm công tác nhưng cũng dễ rơi vào tình trạng chủ quan, ngại tiếp thu cái mới, ngại tham gia các khóa đào tạo
nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, vi tính, nhất là sự hạn chế về ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc…
Số CBQL có độ tuổi dưới 40 chiểm số ít hơn (31,0%), đây là độ tuổi của cán bộ còn thời gian cống hiến nhiều, nhưng hạn chế về kinh nghiệm quản lý, cần phải được bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nhằm phát huy tốt năng lực của mỗi người.
- Về thâm niên quản lý:
Bảng 2.4: Thống kê thâm niên quản lý của CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình
Tổng số CBQL nữ Thâm niên quản lý
< 5 năm < 10 năm > 10 năm
SL % SL % SL % SL %
29 100 21 72,4 8 27,6 0 0
Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Quảng Bình
Đa số CBQL nữ có thâm niên quản lý dưới 5 năm có 21 người, chiếm tỷ lệ 72,41%, đây là một hạn chế rất lớn về kinh nghiệm công tác quản lý của chị em và có một sự mâu thuẫn giữa tuổi đời cao ngại học hỏi, tiếp thu cái mới và tuổi nghề quản lý lại thấp chưa có kinh nghiệm.
- Đảng viên có 29 người, tỷ lệ 100%.
2.3.3. Về chất lượng đội ngũ CBQL nữ trường THPT a. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp
Qua kết quả trưng cầu ý kiến cho 14 tiêu chí phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình (phụ lục 2), chúng tôi có nhận xét như sau: Về mức độ cần thiết, cả 3 nhóm đối tượng đều đánh giá mức độ cần thiết ở mức cao.
- Về nhóm phẩm chất chính trị (từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 6)
Cả 6 tiêu chí, tất cả những đối tượng được hỏi ý kiến đều đánh giá là rất cần thiết. Trong 6 tiêu chí trên, có tiêu chí 1 và 6 đều được cả 3 đối tượng đánh giá mức độ đáp ứng cao. Điều đó chứng tỏ đa số CBQL nữ có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành các quy định của ngành, biết phân tích đúng sai và bảo vệ quan điểm của Đảng và Nhà nước. Luôn có ý thức quyết tâm vượt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bốn tiêu chí còn lại được đánh giá mức độ trung bình, không có tiêu chí náo bị đánh giá thấp. Từ kết quả trên cho thấy một số CBQL nữ còn hạn chế trong việc tuyên truyền, thuyết phục CBGVNV chấp hành chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và chưa thật nhạy bén tiếp cận với những đổi mới của ngành, của cả nước, chưa thật kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ và tiêu cực. Việc đánh giá, nhận xét vấn đề đôi khi còn phiến diện, một chiều, chưa xem xét toàn diện và kịp thời.
- Về nhóm phẩm chất đạo đức
Theo kết quả trưng cầu ý kiến, cả 3 nhóm đối tượng được hỏi đều đánh giá cao ở tiêu chí 8 về ý thức chấp hành kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; các tiêu chí khác mức độ đáp ứng rất tốt và tốt tỷ lệ chưa cao.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình đều đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong lối sống và hành động, yêu nghề, mến trẻ, tôn trọng mọi người. Cùng với CBQL của các trường đã xây dựng được khối sự phạm của nhà trường với địa phương, với xã hội và cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, vẫn có CBQL nữ chưa thật sự quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CBGVNV; chưa có ý thức cao trong việc thực hiện tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Trong quá trình lãnh đạo, có CBQL nữ chưa thật gần gũi với mọi người, chưa thật sự tận tụy với công việc.
- Trình độ chuyên môn