Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục của tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông tỉnh quảng bình (Trang 45 - 49)

lịch sử, văn hóa, giáo dục của tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quảng Bình, dải đất hẹp nhất của Tổ quốc, nằm ở phía bắc Trung Trung Bộ, thuộc tỉnh có diện tích trung bình so với cả nước.

Phía bắc, giáp tỉnh Hà Tĩnh, Phía nam giáp tỉnh Quảng Trị, Phía đông giáp biển Đông, Phía tây, giáp nước bạn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên, có thể khái quát khá đa dạng, phong phú, nhiều loại khoáng sản như sắt, titan, pyrit, chì, kẽm, cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit, suối nước khoáng nóng 1050C,.. Tài nguyên động, thực vật nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn, với diện tích rừng 486.688 ha, nhiều loại gỗ quý [49].

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình 2.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 7,1% (kế hoạch tăng 7,5%, thực hiện cùng kỳ tăng 7,1%); Cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thuỷ sản chiếm 20,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36,3%; dịch vụ chiếm 43,2% (kế hoạch 21% - 36,5% - 42,5%); Sản lượng lương thực 27,4 vạn tấn, bằng 96,5% so với năm 2012, vượt kế hoạch 1,5% (kế hoạch 27 vạn tấn); Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.108 tỷ đồng, đạt 100,38% dự toán địa phương giao và tăng 5,52% so cùng kỳ (kế hoạch 2.100 tỷ đồng); GDP bình quân đầu người đạt 22,5 triệu đồng (kế hoạch 22 triệu đồng) [51].

2.1.2.2.Các chỉ tiêu xã hội

Giải quyết việc làm cho 3,14 vạn lao động (kế hoạch 3,1 - 3,2 vạn); Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 1,5% so với năm 2012 (kế hoạch giảm 1,5%); Có 99,4% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS (kế hoạch 99,4%); Tỷ lệ lao động qua đào tạo 52%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 29,5% (kế hoạch: 52%; trong đó qua đào tạo nghề 29,5%) [51].

2.1.2.3. Dân số và lao động

Quảng Bình có 7 huyện, thành phố: Trong đó có 01 huyện vùng cao, 01 huyện miền núi, có 51 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn, tình hình dân số và các đơn vị hành chính của Quảng Bình được phân bố như sau:

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình Các huyện, Thành phố Diện tích (km²) Số xã, phường, thị trấn Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²) Đồng Hới 156 16 115.224 719 Minh Hoá 1.413 16 48.904 37 Tuyên Hoá 1.151 20 78.385 68 Quảng Trạch 614 34 210.016 342 Bố Trạch 2.124 30 182.585 86 Quảng Ninh 1.191 15 89.442 75 Lệ Thuỷ 1.416 28 142.005 100 Tổng số 8.065 159 866.561 107

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013)

2.1.3. Truyền thống lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Bình Quảng Bình là vùng đất hiện diện trong lịch sử dân tộc Việt Nam ngay từ thời kỳ tiền sử. Những phát hiện khảo cổ đã chứng minh sự tồn tại của người nguyên thủy trên đất Quảng Bình cách đây hàng vạn năm. Trải qua các thời kỳ lịch sử: Thời kỳ phong kiến, thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thời kỳ sau thống nhất đất nước đến nay. Đất nước thống nhất, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên và khu vực Vĩnh Linh sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên kéo dài từ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân với diện tích hơn

18.000 ki-lô-mét vuông. Năm 1989, tỉnh Quảng Bình được tái lập, nhân dân Quảng Bình tập trung mọi nguồn lực để khôi phục kinh tế, ổn định đời sống, từng bước đưa Quảng Bình thoát ra khỏi tỉnh nghèo, sớm hội nhập với tốc độ phát triển của các địa phương trong khu vực và cả nước.

Kinh tế - xã hội của Quảng Bình phát triển ổn định; kinh tế giữ mức tăng trưởng cao. Một số cơ sở kinh tế quan trọng đã được xây dựng như sân bay Đồng Hới, cảng biển Hòn La, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới.

2.1.4. Văn hóa

Là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn hoá, Quảng Bình ngày nay hội đủ những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của khu vực Bắc Trung Bộ. Bên cạch đó, mảnh đất này cũng còn lưu giữ những nét văn hoá đặc trưng riêng thể hiện qua các lễ hội như Hội bơi trải truyền thống 2/9 dương lịch (Lệ Thuỷ), Cầu mùa (Bảo Ninh), Cầu ngư (Cảnh Dương), Lễ hội Rằm tháng Ba (Minh Hoá) và các truyền thuyết và truyện cổ dân gian. Quảng Bình vẫn còn lưu giữ những làn điệu dân ca như hò khoan Lệ Thuỷ, hát Kiều Quảng Kim, hát “sim” của người Bru-Vân Kiều và những nhạc cụ khèn bè, đàn ống (troi ban), sáo (pi), trống chiêng...

2.1.5. Giáo dục

GD&ĐT phát triển tương đối toàn diện: Quy mô, mạng lưới trường, lớp các cấp học, bậc học bảo đảm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh và người lao động trong tỉnh; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; Đội ngũ CBQL và GV đủ về số lượng, có tỷ lệ đạt chuẩn ngày càng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Mạng lưới trường lớp tiếp tục được củng cố. Đến nay toàn tỉnh có 616 trường và cơ sở giáo dục, bao gồm: 179 trường và cơ sở giáo dục Mầm non; 210

trường Tiểu học và Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật; 148 trường THCS; 27 trường THPT (trong đó có 01 trường THPT Chuyên, 01 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, 01 trường THPT kỹ thuật); 06 trường THCS và THPT (có 01 trường tư thục); 06 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp; 01 Trung tâm GDTX tỉnh và 07 Trung tâm GDTX huyện, thành phố; 01 trường Đại học, 04 trường Trung cấp chuyên nghiệp; 05 Trung tâm ngoại ngữ; 03 Trung tâm ngoại ngữ - Tin học và 03 Trung tâm Tin học; 159/159 xã phường, thị trấn thành lập Trung tâm Học tập cộng đồng, đạt tỷ lệ 100%.

Song song với phát triển, ổn định mạng lưới trường lớp, quy mô trường lớp, toàn ngành tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng dạy và học ngày càng thực chất hơn. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật được chú trọng. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tỉnh nhà. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo ngày càng được nâng cao, cụ thể: Mầm non đạt chuẩn 99,6%, trên chuẩn 48,5%; Tiểu học đạt chuẩn 99,96%, trên chuẩn 84,8%; THCS đạt chuẩn 98,9%, trên chuẩn 70,8%; THPT đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 5,6%; GDTX đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 1,05%; KTTHHN đạt chuẩn 85,4%, trên chuẩn 2,75%; GDCN đạt chuẩn 97,8%, trên chuẩn 25,5%. Đảng viên trong toàn ngành có 9.226 (tỷ lệ 52,6%).

Phong trào xây dựng trường Chuẩn Quốc gia các cấp học, bước đầu được quan tâm đầu tư, phát triển, đến thời điểm tháng 8/2013 đã có 247 trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non có 41 trường, Tiểu học có 144 trường, THCS có 52 trường và THPT có 10 trường. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục toàn diện của các cấp học và trình độ đào tạo còn thấp, chưa đồng đều giữa các huyện, giữa các vùng miền, các loại hình.

Tư duy quản lý và phương pháp dạy học của một bộ phận CBQL và GV chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; kinh phí đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển giáo dục. Chất lượng hoạt động một số lĩnh vực còn thấp, công tác XHHGD còn yếu, nhiều vấn đề bức xúc chậm được khắc phục.

Tỷ lệ học sinh bỏ học tuy có giảm, nhưng vẫn còn cao, năm học 2012 - 2013: "Tiểu học 0,001%, THCS: 0,17%, THPT: 0,19%"

Cơ sở vật chất trường, lớp, thiết bị dạy học, nhà ở giáo viên tuy đã có tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu. Hệ thống phòng học bộ môn, nhà đa chức năng, phòng thiết bị, thư viện,... còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đúng quy cách. Việc triển khai chương trình kiên cố hóa trường học còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu đề ra" [44].

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, tiếp tục phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá, từng bước tạo lập được các yếu tố bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đã và đang thực hiện có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông tỉnh quảng bình (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w