KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông tỉnh quảng bình (Trang 118 - 121)

Từ những nội dung được trình bày ở ba chương nêu trên, có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị sau:

1. Kết luận

Cán bộ quản lý trường THPT nói chung, CBQL nữ trường THPT nói riêng là cán bộ chủ chốt tại các trường THPT, có trách nhiệm chính trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cấp trên tại đơn vị mình; giữ vai trò quyết định trong việc đề ra nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động và tổ chức thực hiện trong phạm vi đơn vị, chịu trách nhiệm pháp lý ở đơn vị và cấp trên, trước Nhà nước. CBQL trường THPT giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục ở trường THPT.

Đội ngũ CBQL và giáo viên nữ của các trường THPT tỉnh Quảng Bình có số lượng chiếm gần 60% tổng số đội ngũ của các trường THPT. Để phát huy vai trò, tiềm năng, trí tuệ của cán bộ, giáo viên, nhân viên nữ ngành GD&ĐT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện sứ mệnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam. Mặt khác, để đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục THPT cần thiết phải xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT. Phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT là quá trình tạo ra sự biến đổi về cơ cấu, về số lượng và chất lượng đội ngũ phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu nhân lực cần thiết cho các lĩnh vực hoạt động giáo dục ở cấp THPT, đóng góp cho sự nghiệp phát triển của giáo dục và của xã hội. Đó là quá trình tạo ra sự phát triển về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và sự đồng thuận của đội ngũ CBQL trong trường THPT.

Trong những năm qua, GD&ĐT của tỉnh Quảng Bình nói chung, giáo dục THPT nói riêng đã có những bước phát triển vững chắc, trong đó có sự phát triển của đội ngũ CBQL nữ trường THPT. Phần lớn đội ngũ CBQL nữ

trường THPT có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, ý thức giác ngộ lý tưởng cách mạng, tận tụy với công việc... Nhiều cán bộ có thâm niên quản lý lâu năm, có bản lĩnh và tích lũy kinh nghiệm trong công tác, có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, đoàn kết nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. 100% CBQL nữ đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo; phần lớn đều phát huy được phẩm chất, năng lực. Bên cạnh những ưu điểm trên, đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình cũng có những mặt hạn chế như: Tuổi đời của đội ngũ CBQL nữ cao; số CBQL nữ có trình độ chuyên môn cao còn ít, vẫn còn khoảng cách và sự chênh lệch về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của CBQL giữa các vùng miền. CBQL nữ có năng lực thường tập trung ở các vùng thành thị, ở những nơi có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì trình độ của đội ngũ này ở một số nơi vẫn còn hạn chế.

Thực trạng nêu trên của đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình, phần nào phản ánh kết quả công tác phát triển đội ngũ CBQL nữ. Trong những năm qua, Sở GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ, Đảng bộ, chính quyền địa phương nơi trường đóng; chỉ đạo các nhà trường thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định của Đảng và Nhà nước, của tỉnh. Việc sử dụng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL nữ nói riêng hiện có nhìn chung khá hợp lý, đúng nơi, đúng chỗ. Đã có sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện để CBQL nữ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; từng bước lựa chọn, bố trí CBQL nữ diện nguồn quy hoạch theo các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm đào tạo đủ tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm. Hàng năm đã tích cực tổ chức kiểm tra, thanh tra các nhà trường và CBQL, trên cơ sở đó nắm được cơ bản phẩm chất, năng lực, hoàn cảnh của từng người.

Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình cũng còn được hạn chế như: Sở GD&ĐT chưa xây dựng được tiêu chuẩn CBQL trường THPT nói chung, CBQL nữ nói riêng để làm căn cứ

đánh giá hàng năm và làm cơ sở để xem xét lựa chọn cho nguồn quy hoạch; chưa thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của đảng, nhà nước về công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ và công tác phụ nữ nói riêng nên số lượng và cơ cấu CBQL nữ chưa hợp lý; chưa mạnh dạn đổi mới công tác cán bộ, vẫn còn có CBQL nữ hạn chế về chuyên môn, năng lực quản lý nhưng chưa được thay thế. Công tác bổ nhiệm CBQL nữ chưa có tính đột phá, chưa mạnh dạn bổ nhiệm CBQL nữ trẻ nên số lượng CBQL nữ còn ít, CBQL nữ giữ chức vụ Hiệu trưởng còn ít; chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút nhân tài về phục vụ và quản lý nhà trường. Chính sách đãi ngộ đối với CBQL trường THPT nói chung, CBQL nữ nói riêng, đặc biệt đối với các trường ở những vùng khó khăn còn hạn chế; công tác động viên, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, xuất sắc chưa thường xuyên.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên trong công tác phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình, trong giai đoạn tới, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp:

(1) Xây dựng tiêu chuẩn CBQL nữ trường THPT, tạo thuận lợi cho đánh giá và tự đánh giá.

(2) Tổ chức tốt công tác quy hoạch CBQL nữ trường THPT và có kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ nữ đã được quy hoạch.

(3) Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi bưỡng và khuyến khích công tác tự đào tạo, bồi dưỡng của CBQL nữ trường THPT.

(4) Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và công tác luân chuyển đội ngũ CBQL nữ trường THPT.

(5) Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL nữ trường THPT.

(6) Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến.

Hệ thống các giải pháp này tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau; công tác QL, có thể xem như một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên hoàn các khâu của giáo dục. Vì vậy phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT là việc làm cần thiết, thường xuyên, song hành với sự nghiệp phát triển GD&ĐT.

Các giải pháp nêu trên đã được kiểm chứng về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi thông qua việc trưng cầu ý kiến của 222 đối tượng.

Kết quả khảo nhiệm cho thấy các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình được đề xuất trong luận văn đã nhận được sự đồng tình của CBQL cấp tỉnh, cấp phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT, CBQL và giáo viên các trường THPT về tính cấp thiết và tính khả thi.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông tỉnh quảng bình (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w