TS CBQL nữ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông tỉnh quảng bình (Trang 54 - 64)

tỉnh Quảng Bình

TS CBQL nữ Trình độ chuyên môn

Sau ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp

SL % SL % SL % SL % SL %

29 100 8 27,59 21 72,41 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Quảng Bình

100% CBQL nữ có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Song, số cán bộ nữ có trình độ thạc sỹ còn thấp có 8 người, chiếm tỷ lệ 27,59%. Điều này có nghĩa là CBQL nữ có trình độ trên chuẩn ít nên chưa thực sự làm nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời cũng khó khăn nhất định trong quản lý (vì trình độ chuyên môn không cao hơn giáo viên).

- Trình độ quản lý

Bảng 2.6: Thống kê trình độ quản lý của CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình

TS CBQL nữ nữ

Trình độ quản lý

Giáo dục Nhà nước Chưa qua đào tạo

QLGD

Chưa qua đào tạo QLNN

SL % SL % SL % SL % SL %

29 100 18 62,06 16 55,17 11 37,93 13 44,83

Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Cơ bản đội ngũ CBQL nữ THPT đã được bồi dưỡng quản lý chuyên ngành theo chương trình của Học viện Quản lý giáo dục. Chỉ có 55,17% CBQL nữ được bồi dưỡng kiến thức QLNN. Vì vậy, trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình cần có kế hoạch cụ thể để số CBQL nữ trường THPT được bồi dưỡng chương trình QLNN.

c. Trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.7: Thống kê trình độ chuyên môn của CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình

TS CBQL nữ Trình độ chính trị

Cao cấp, Cử nhân Trung cấp Sơ cấp và chưa qua đào tạo

SL % SL % SL % SL %

29 100 01 3,45 08 27,59 20 68,96

Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng TCCB - Sở GD&ĐT Quảng Bình

Trong 29 CBQL nữ trường THPT thì đa số có trình độ sơ cấp, hiện tại chỉ có 08 người, tỷ lệ 27,59% có trình độ trung cấp chính trị, có 01 người, tỷ lệ 3,45% có trình độ cao cấp chính trị. Đây là một khó khăn, bất cập cho các trường vì theo định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, các trường THPT khi phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia, một trong những tiêu chuẩn bắt buộc đối với CBQL là phải có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đảm bảo 100% CBQL các trường THPT có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.

d. Năng lực quản lý, lãnh đạo

Để đánh giá năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ CBQL nữ trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (phụ lục 3), chúng tôi đã tiến hành lập phiếu và tổ chức trưng cầu ý kiến các đối tượng đã tham gia đánh giá về phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ CBQL nữ. Các mức độ cần thiết và mức độ đáp ứng, tính giá trị trung bình và xếp loại như cách đánh giá ở phần phẩm chất chính trị và đạo đức.

Từ kết quả tổng hợp đánh giá về năng lực đội ngũ CBQL nữ các trường THPT, có thể nhận xét: Tất cả 15 tiêu chí đều đánh giá mức độ cần thiết ở mức cao. Đối với mức độ đáp ứng yêu cầu:

- Về năng lực quản lý chuyên môn

Cả 2 nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Sở GD&ĐT, giáo viên của các trường THPT đều đánh giá mới đáp ứng ở mức trung bình. Chứng tỏ, phần lớn CBQL nữ trường THPT đã hiểu và nắm đuợc chương trình, phương pháp đặc trưng của các môn học. Đã tích cực chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, cơ bản đầu tư đuợc CSVC để phục vụ, nâng cao chất lượng dạy và học. Nắm đuợc các nguyên tắc, điều lệ trong việc quản lý giáo dục cấp THPT.

Tuy nhiên, khả năng đáp ứng về yêu cầu về trình độ chuyên môn sâu, hiểu biết về các môn học khác; việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn thấp. Một số CBQL nữ còn tập trung nhiều vào công tác quản lý, xây dựng CSVC chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho chuyên môn. Hầu hết các trường thường phân công cho một phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nên Hiệu trưởng và và các Phó Hiệu trưởng khác ít quan tâm đến hoạt động chuyên môn. Hiệu trưởng ít dự giờ của giáo viên, ít kiểm tra hồ sơ của giáo viên, chưa đầu tư nhiều cho việc đổi mới phương pháp dạy học, tham gia giảng dạy 2 tiết/tuần hoặc 4 tiết/tuần.

Nguyên nhân của vấn đề này, một mặt do công tác quy hoạch, tuyển chọn CBQL nữ trước đây chưa đề ra được hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQL; mặt khác, những CBQL này còn trì trệ, chưa tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn; công tác đánh giá, nhận xét CBQL của Sở GD&ĐT tiến hành hàng năm hiệu quả chưa cao.

- Năng lực quản lý trường học

Cả 3 nhóm đối tượng là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Sở GD&ĐT, CBQL và giáo viên của các trường THPT tỉnh Quảng Bình đều đánh giá mức độ cần thiết là rất cao. Với kết quả này, nhìn chung với năng lực quản lý hiện nay đội ngũ CBQL nữ trường THPT của tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị đuợc giao, phát huy được vai trò chức năng của người quản lý, có năng lực

xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, huy động và phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục. Mối quan hệ giữa chính quyền với các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của nhà trường được gắn bó thường xuyên, hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Sự kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, đặc biệt mối quan hệ giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh và Hội khuyến học cấp huyện, cấp tỉnh ngày càng có hiệu quả và cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

Về khả năng phân tích tình hình và dự báo xu thế phát triển của nhà trường, sự quyết đoán trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của CBQL nữ, đối tượng giáo viên đánh giá còn thấp. Một số CBQL nữ chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, chủ yếu triển khai nhiệm vụ của cấp trên giao, tiêu chí về sự quyết đoán trong công việc cả 3 nhóm đối tượng đều đánh giá chưa cao. Đối chiếu với kết quả thanh tra, kiểm tra và đánh giá tổng kết năm học của Sở GD&ĐT thì kết quả này là thực chất, phản ánh khá sát với thực tế.

Để đánh giá về hiệu quả quản lý của đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 14 CBQL cấp sở (lãnh đạo Sở: 4; 10 trưởng, phó các phòng: Giáo dục Trung học: 2, Thanh tra: 2, Văn phòng: 1, Công đoàn ngành: 1, Khảo thí kiểm định chất lượng giáo dục: 1, Kế toán - tài vụ: 1, Tổ chức cán bộ: 2) và 106 giáo viên của 33 trường THPT.

Kết quả khảo sát, đánh giá hiệu quả quản lý của CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình

Hầu hết các nội dung quản lý trong nhà trường của cán bộ quản lý nữ đều được đánh giá với hiệu quả cao. Tổng hợp các ý kiến của 2 nhóm khách thể, có thể đánh giá chung:

Hiệu quả quản lý các hoạt động cơ bản trong nhà trường của CBQL nữ được đánh giá cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, song còn khoảng 20% CBQL nữ hiệu quả quản lý còn ở mức bình thường, trong từng nội dung quản lý, các CBQL nữ trường THPT cần phải tập trung để hoàn thiện mình.

- Cá nhân CBQL nữ tự đánh giá

Từ số liệu tổng hợp cho thấy: ý kiến của CBQL nữ khá sát với ý kiến đánh giá của CBQL cấp sở. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng CBQL nữ trường THPT quản lý có hiệu quả các hoạt động cơ bản của nhà trường, Tuy nhiên, hiệu quả về hoạt động xây dựng đội ngũ giáo viên, quản lý và xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, quản lý tài chính có tỷ lệ đánh giá ở mức bình thường, chiếm gần 50%.

Do đó, CBQL nữ trường THPT cần phải xem xét, củng cố và phải được bồi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

2.4. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL nữ trường THPT tỉnh Quảng Bình

2.4.1. Công tác quy hoạch

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL trong 5 năm theo từng giai đoạn với việc quy hoạch các vị trí: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Căn cứ vào xu hướng, dự báo phát triển của nhà trường; căn cứ quy định, hướng dẫn của Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về công tác quy hoạch cán bộ; căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL trường THPT; mỗi chức danh CBQL nhà trường được quy hoạch tối thiểu 2 người. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THPT thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ, tổ chức lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm của tập thể sư phạm, sau đó tiếp tục lấy phiếu tín nhiệm vòng 2 với thành phần: Cấp ủy, lãnh đạo trường, trưởng các đoàn thể, cốt cán của trường. Những người có kết quả tín nhiệm trên 50% được đơn vị lập danh sách đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tính đến thời điểm tháng 12/2013, công tác quy hoạch cán bộ đã đạt được kết quả:

Tổng số cán bộ, giáo viên khối THPT được quy hoạch trong giai đoạn 2010 - 2015: 239 người, bình quân một chức danh quy hoạch 2,5 - 3 người, trong đó:

- Hiệu trưởng: 98 người, nữ 12 người, tỷ lệ 12,24%; phó Hiệu trưởng: 141 người, trong đó nữ 62, tỷ lệ 43,97%;

- Giới tính: Nam 166 người, tỷ lệ 69,46%; nữ 73 người, tỷ lệ 30,54%; - Trình độ chuyên môn: Đại học 158 người, tỷ lệ 66,11%, nữ 55 người, tỷ lệ 34,81%; trên đại học 81 người, tỷ lệ 33,89%, nữ 18 người, tỷ lệ 22,22%.

- Trình độ Tin học A trở lên: 239 người, tỷ lệ 100%; - Trình độ ngoại ngữ A trở lên: 239 người, tỷ lệ 100%;

- Trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 2 người, tỷ lệ 0,84%, trong đó không có nữ; Cao cấp 10 người, tỷ lệ 4,18%, trong đó nữ 2 người, tỷ lệ 20%; trung cấp 133 người, tỷ lệ 55,65%, trong đó nữ 28 người, tỷ lệ 21,05% ; Sơ cấp 94 người, tỷ lệ 39,33%, trong đó nữ 43 người, tỷ lệ 45,74%.

- Tuổi đời:

+ Trên 50 tuổi: 47 người, tỷ lệ 19,67%;

+ Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi: 63 người, tỷ lệ 26,7%, trong đó nữ 9 người, tỷ lệ 12,33%;

+ Từ 30 đến dưới 40 tuổi: 120 người, tỷ lệ 50,6%, trong đó nữ 62 người, tỷ lệ 84,93%;

+ Dưới 30 tuổi: 9 người, tỷ lệ 3,35%, trong đó nữ 2 người, tỷ lệ 2,74%. Công tác quy hoạch cán bộ hàng năm được tiến hành rà soát, bổ sung thực hiện phương châm "động" và "mở"; trong giai đoạn 2010 - 2015 đã đưa ra ngoài danh sách quy hoạch cán bộ 13 cán bộ, giáo viên do quá tuổi, 02 trường hợp do không hoàn thành nhiệm vụ, 01 trường hợp do chuyển công tác khác. Đội ngũ cán bộ, giáo viên thuộc đối tượng quy hoạch ở các trường

THPT cơ bản đủ về số lượng, tương đối hợp lý về cơ cấu, trình độ; phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót:

- Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa quán triệt đầy đủ tầm quan trọng của công tác quy hoạch trong thời kỳ mới;

- Còn nể nang, né tránh, ngại va chạm khi đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch; tư tưởng cục bộ, khép kín, hẹp hòi, định kiến vẫn có ở một bộ phận cán bộ quản lý; sau khi đưa cán bộ vào quy hoạch, các trường chưa quan tâm đến việc phân công người dìu dắt, giúp đỡ;

- Tỷ lệ nữ quy hoạch cấp trưởng còn quá ít; công tác đào tạo, bồi dưỡng tiến hành chưa thường xuyên và chưa toàn diện; có một số cán bộ khi bổ nhiệm mới cử đi đào tạo, bồi dưỡng;

- Có những người được quy hoạch cán bộ chủ chốt ở rất nhiều đơn vị khác nhau nhưng không được bổ nhiệm.

2.4.2. Công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL nữ

Các căn cứ pháp lý để thực hiện công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ quản lý trường nữ THPT tỉnh Quảng Bình:

- Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007 của Bộ GD&ĐT;

- Quyết định số 525/QĐ-TU ngày 10/7/2007 của Tỉnh ủy Quảng Bình về ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và Quyết định số 526/QĐ- TU ngày 17/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử;

- Quyết định số 13/QĐ- BCSĐ-UBND ngày 23/3/2008 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Bình về phân cấp quản lý và bổ nhiệm cán bộ;

Quyết định số 26/2012/QĐ-UBND ngày 12/9/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình.

- Quyết định số 970/QĐ-BGDĐT ngày 09/3/2012 của Bộ GD&ĐT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2012 - 2015.

- Quyết định số 1231/SGD&ĐT-BVSTBPN ngày 29/6/2012 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về việc phê duyệt kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, giai đoạn 2012 - 2015.

Trong quá trình thực hiện bổ nhiệm CBQL nữ, Sở GD&ĐT đã quan tâm đến các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín và năng lực chuyên môn, đoàn kết nội bộ, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành nhiệm vụ được giao và đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.

Theo quy định, khi có nhu cầu bổ sung CBQL, các trường gửi tờ trình báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo xin chủ trương và đề xuất nhân sự bổ nhiệm (nếu bổ nhiệm mới), bổ nhiệm lại; khi được Sở Giáo dục và Đào tạo nhất trí, đơn vị thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định, có sự tham gia chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ (đối với chức danh Hiệu trưởng trường hạng 1). Người trong diện được quy hoạch phải làm đề án phát triển nhà trường; đề án được trình bày trước tập thể sư phạm của trường. Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tham gia chất vấn, bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm.

Trong 5 năm qua, Sở GD&ĐT đã tiến hành quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 86 cán bộ giữ chức vụ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT, trong đó có 29 nữ. Các CBQL được giao nhiệm vụ sau bổ nhiệm đều có ý thức trách nhiệm cao, phát huy năng lực quản lý, chỉ đạo. Tất cả các CBQL nữ khi hết nhiệm kỳ đều được đề nghị bổ nhiệm lại, chưa có CBQL nữ nào bị miễm nhiệm do vi phạm khuyết điểm hoặc không hoàn thành nhiệm

vụ. Các CBQL nữ trường THPT đã có đóng góp công sức trong việc xây dựng nhà trường thành đơn vị tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, góp phần vào sự phát triển đi lên của ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình.

Tuy nhiên, Sở GD&ĐT chưa mạnh dạn bổ nhiểm CBQL nữ trẻ, có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nữ trường trung học phổ thông tỉnh quảng bình (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w