hệ kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
Như trên đã phân tích, có nhiều loại nguồn pháp luật khác nhau điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng luôn có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau điều chỉnh quan hệ này.
Nguồn pháp luật trong nước là một loại nguồn cơ bản, phổ biến để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nguồn pháp luật này do Nhà nước của mỗi nước ban hành để điều chỉnh quan hệ kết hôn trong phạm vi lãnh thổ nước mình. Tuy nhiên, do tính đặc thù của yếu tố nước ngoài nên quy phạm pháp luật trong nước cũng có thể được áp dụng ở nước khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. Trường hợp này xảy ra khi pháp luật của một
30
nước quy định áp dụng pháp luật nước khác khi xét đến điều kiện kết hôn của đương sự hoặc khi Tòa án của một nước áp dụng pháp luật của nước khác để giải quyết, tức là khi pháp luật nước có Tòa án quy định áp dụng pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa ký kết nhiều điều ước quốc tế về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài nên quan hệ này chủ yếu áp dụng pháp luật trong nước. Đồng thời, việc áp dụng pháp luật trong nước cũng là biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hơn khi họ tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Do vậy, loại nguồn này có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ này.
Nguồn Điều ước quốc tế cũng được coi là một loại nguồn cơ bản điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Các điều ước quốc tế do các chủ thể Luật quốc tế xây dựng nên, thể hiện ý chí của mình trong việc chấp nhận sự ràng buộc đối với điều ước quốc tế đó. Do vậy, khi ký kết điều ước quốc tế, các quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế hay nói một cách khác là điều ước quốc tế đó đương nhiên có hiệu lực đối với quốc gia ký kết. Các quy phạm quốc tế này điều chỉnh mọi quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, các quốc gia đều khẳng định giá trị ưu tiên áp dụng của các quy phạm điều ước quốc tế so với quy phạm luật trong nước khi chúng cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Việt Nam cũng ghi nhận vấn đề này tại Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế 2005; khoản 2 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005; khoản 2 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Việc ghi nhận này là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc pacta sunt servanda.
Nguồn tập quán quốc tế là loại nguồn bổ trợ trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Tính bổ trợ được thể hiện ở chỗ: tập quán quốc tế không mang tính bắt buộc áp dụng. Thông thường tập quán quốc tế chỉ được áp dụng trong trường hợp không có quy phạm trong nước hoặc
31
quy phạm điều ước quốc tế có liên quan điều chỉnh hoặc các bên chủ thể không có thỏa thuận. Và các nước này thừa nhận hiệu lực ràng buộc của tập quán quốc tế thì khi đó tập quán quốc tế mới được áp dụng. Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định tại Điều 759 khoản 4:
Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [45].
Như vậy, tập quán quốc tế chỉ được áp ở Việt Nam khi các văn bản pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên không quy định. Đồng thời việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Do đó giá trị của tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được đánh giá sau cùng.
Như vậy, vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết bằng nhiều nguyên tắc khác nhau (nguyên tắc chung, nguyên tắc chuyên biệt) và được điều chỉnh bằng nhiều loại nguồn pháp luật khác nhau.
32
Chương 2