Giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 48 - 62)

công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài

Nghi thức kết hôn hay còn gọi hình thức thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức công nhận một cách hợp pháp quan hệ vợ chồng. Khi các bên nam, nữ muốn kết hôn, bên cạnh việc có đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật thì còn phải tiến hành kết hôn theo quy định pháp luật. Pháp luật của các nước khác nhau có quy định khác nhau về nghi thức kết hôn nhưng nhìn chung có ba loại hình thức kết hôn: kết hôn theo nghi thức dân sự, kết hôn theo nghi thức tôn giáo, kết hôn kết hợp nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo. Sở dĩ có ba loại nghi thức khác nhau là xuất phát từ sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và phong tục tập quán của các nước khác nhau.

Nghi thức kết hôn dân sự là kết hôn đó phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho các bên.

45

Nghi thức kết hôn tôn giáo áp dụng phổ biến ở các nước tôn giáo như đạo thiên chúa giáo và đạo hồi giáo, nghi thức được tiến hành theo quy định của đạo giáo.

Nghi thức kết hôn kết hợp cả nghi thức dân sự và nghi thức tôn giáo là nghi thức kết hôn mà các bên sau khi tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nước theo nghi thức dân sự thì sẽ tiến hành kết hôn trước sự chứng kiến của người có thẩm quyền trong đạo giáo theo quy định của đạo giáo.

Do có sự quy định khác nhau như vậy, nên dẫn đến xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Để giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này, thường áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn nhằm xác định tính hợp pháp về nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó, kết hôn được tiến hành ở đâu thì pháp luật nơi đó được áp dụng, bên cạnh đó có kèm theo một số điều kiện bổ sung nhằm xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn.

Theo pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam không có quy định cụ thể về việc chọn luật áp dụng điều chỉnh nghi thức kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng có quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 68/NĐ-CP:

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn [30].

Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài được tiến hành phù hợp với pháp luật của nước ngoài thì sẽ được công nhận tại Việt Nam. Sự phù hợp ở đây là phù hợp cả về các điều kiện kết hôn và phù hợp cả về nghi thức kết hôn, có nghĩa chúng ta gián tiếp công nhận việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn để đảm bảo tính hợp pháp của nghi thức kết hôn. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề

46

công nhận nghi thức kết hôn ở nước ngoài chứ không phải là quy định về chọn luật áp dụng.

Điều 11 Nghị định 68/NĐ-CP quy định:

Việc đăng ký kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam thực hiện theo nghi thức đã được pháp luật quy định, mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý; các bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được công nhận là vợ chồng [30]. Như vậy nghi thức kết hôn theo pháp luật Việt Nam là nghi thức kết hôn dân sự. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tại Điều 14 về nghi thức kết hôn: Việc kết hôn phải được đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền; khi đăng ký phải có mặt cả hai bên nam nữ kết hôn, đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn của họ nếu hai bên đồng ý tự nguyện kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Cụ thể Nghị định 68/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP và Thông tư số 07/2002/TT - BTP ngày 16/12/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 07/TT-BTP) quy định thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài chia làm hai trường hợp: i) Nghi thức kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam; ii) Nghi thức kết hôn tại cơ quan Ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và vấn đề công nhận việc kết hôn ở nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ luật dân sự Pháp cũng ghi nhận kết hôn theo nghi thức dân sự và áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn, cụ thể là:

47

Việc kết hôn ở nước ngoài giữa công dân Pháp với nhau hoặc giữa công dân Pháp với người nước ngoài có giá trị nếu việc kết hôn được tiến hành theo đúng thủ tục tại nước đó và với điều kiện là trước đó việc kết hôn được công bố theo quy định tại Điều 63 Thiên "Chứng thư hộ tịch" và công dân Pháp không vi phạm quy định nêu tại các điều trong Chương I Thiên này (Điều 170 Luật ngày 21-6-1907).

Luật pháp Hoa Kỳ khẳng định "Hiệu lực của cuộc hôn nhân ở nước ngoài không phụ thuộc vào sự hiện diện của một viên chức ngoại giao hoặc lãnh sự của Mỹ mà phải tuân thủ pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn" (mục 22 Bộ luật Liên bang Mỹ). Như vậy, mọi cuộc hôn nhân được tiến hành hợp pháp và hợp lệ tại nước nơi tiến hành kết hôn đều được công nhận tại Mỹ.

* Nghi thức kết hôn tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

Theo quy định nghi thức kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam sẽ căn cứ theo pháp luật Việt Nam về nghi thức kết hôn. Như vậy, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam chỉ có giá trị pháp lý khi nó được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền theo nghi thức dân sự. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được đăng ký tại Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là cơ quan chuyên môn có trình độ cao với đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ tốt. Về thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam: Các bên đương sự phải làm hồ sơ đăng ký kết hôn nộp Sở Tư pháp nơi thường trú (hoặc tạm trú có thời hạn) của công dân Việt Nam. Hồ sơ gồm:

48

- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có xác nhận chưa quá 06 tháng (trước đây quy định là 03 tháng) tính đến ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền về việc hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc chồng.

+ Đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước thì do cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch.

+ Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó xác nhận.

+ Đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó có quốc tịch hoặc thường trú xác nhận. Nếu pháp luật nước ngoài không quy định xác nhận vào tờ khai đăng ký kết hôn hoặc không cấp giấy tờ xác nhận về tình trạng hôn nhân thì thay thế bằng văn bản tuyên thệ của người đó là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng.

+ Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang thường trú xác nhận.

- Giấy tờ xác nhận là hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình được. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận này là do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên hoặc do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của nước ngoài nơi người đó thường trú xác nhận. Với quy định này đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, phù hợp với đường lối, chính sách hội nhập quốc tế, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Loại bỏ một số bệnh mà trước đây do hạn chế về y học cũng như nhận thức, pháp luật Việt Nam vẫn quy định cấm kết hôn: bệnh hoa liễu và bệnh SIDA. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế kiểm tra, xác minh giấy xác nhận là hiện tại người tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài không bị bệnh về thần kinh và đường tình dục.

49

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam ở nước ngoài).

- Bản sao sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

- Lý lịch cá nhân theo mẫu

Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà pháp luật quy định phải có thêm một số giấy tờ khác:

+ Trong trường hợp công dân Việt Nam đã có bản án, quyết định ly hôn (giữa người Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài) do Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài xét xử, quyết định thì phải làm thủ tục ghi chú vào sổ tại Sở Tư pháp và nộp giấy xác nhận của Sở Tư pháp về việc đã ghi chú bản án, quyết định ly hôn đó (nếu ghi chú tại nơi khác). Nếu ly hôn tại tòa án Việt Nam thì nộp bản sao bản án hoặc trích lục án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật. Người nước ngoài kết hôn và ly hôn với nhau ở nước ngoài thì không cần ghi chú việc ly hôn, chỉ cần nộp bản sao bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật, nếu kết hôn với nhau tại Việt Nam hoặc kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam và ly hôn ở nước ngoài thì phải làm thủ tục ghi chú.

+ Trường hợp đương sự có vợ hoặc có chồng đã chết thì phải nộp bản sao giấy chứng tử.

+ Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan tổ chức đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

50

Theo hướng dẫn của Nghị định 68/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP và Thông tư số 07/TT-BTP trên, các giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên các giấy tờ của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam. Việc chứng thực này do Cục lãnh sự (Bộ ngoại giao), Sở ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan đại diện ngoại, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài tiến hành thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.

Các giấy tờ sau khi được hợp pháp hóa lãnh sự phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước láng giềng cấp cho công dân của họ thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam để sử dụng cho việc kết hôn với công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với nước đó thì chỉ cần dịch ra tiếng Việt và có cam kết bằng văn bản của người dịch về việc dịch đúng nội dung của thứ tiếng đó, không cần công chứng bản dịch hay giấy tờ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của các nước đã ký kết với Việt Nam điều ước quốc tế trong đó có quy định về việc miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu của nhau; giấy tờ do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam trên nguyên tắc có đi có lại theo Điều 14 Nghị định 68/NĐ-CP. Về nguyên tắc, cả hai bên đương sự phải có mặt khi nộp hồ sơ xin kết hôn nhưng trong trường hợp một bên do ốm đau bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác thì có thể ủy quyền cho người kia nộp thay hồ sơ. Quy định này đã giải quyết vướng mắc trong giải quyết thực tế, giúp quy định pháp luật đi vào đời sống.

Theo đường lối, chính sách cải cách thủ tục hành chính đồng thời đáp ứng nhu cầu đăng ký kết hôn ngày càng tăng giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, Điều 15 Nghị định 68/NĐ-CP đã quy định rút ngắn thời

51

hạn đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 30 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp cấp tỉnh nhận hồ đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp nào cần xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày nữa. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, trong thời hạn 20 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm: thực hiện phỏng vấn trực tiếp hai bên đương sự tại trụ sở Sở Tư pháp để kiểm tra, làm rõ sự tự nguyện của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết hoàn cảnh của nhau; niêm yết việc kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã; nghiên cứu thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; Báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nếu thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan công an, Sở Tư pháp phải có Công văn yêu cầu và đề nghị trả lời bằng văn bản trong 20 ngày.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận văn bản trình của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký giấy chứng nhận kết hôn nếu xét đủ điều kiện kết hôn, nếu không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký giấy đăng ký kết hôn thì phải tổ chức lễ đăng ký kết hôn, lễ này có thể

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)