Kiến nghị trong quản lý nhà nƣớc về kết hôn giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 87 - 95)

2 Trung Quốc (Đại lục) 00 001 01 01 3 Trung Quốc (Đài Loan) 377 13 10 94 74

3.2.2.Kiến nghị trong quản lý nhà nƣớc về kết hôn giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoà

Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài

Dựa trên tình hình thực tế quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, rất nhiều công dân Việt Nam kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và với công dân nhiều nước trên thế giới. Trong các quan hệ hôn nhân này, nhiều trường hợp đạt mục đích hôn nhân nhưng cũng có nhiều

84

trường hợp không đạt được do gặp khó khăn trong thủ tục pháp lý, bị lừa dối, ép buộc,… Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, đồng thời đảm bảo thực hiện đúng đường lối, chính sách hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực, theo tác giả, Việt Nam nên ký kết một số Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước có đông người Việt Nam cư trú. Vì theo thống kê, có khoảng 45% người Việt Nam cư trú ở nước ngoài như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Đức,… kết hôn với công dân Việt Nam. Đồng thời, các nhà làm luật cũng nên nghiên cứu việc gia nhập Công ước La Haye 1902 về kết hôn. Qua nghiên cứu Công ước La Haye 1902, tác giả thấy các nguyên tắc giải quyết xung đột về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn cũng tương thích với nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài của Việt Nam. Hơn nữa, Công ước này được ký kết giữa nhiều nước, nếu chúng ta tham gia thì sẽ giải quyết được vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các nước thành viên Công ước mà không phải ký nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp. Đây là những việc làm cần thiết tính về lâu dài.

Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài bị phức tạp bởi yếu tố nước ngoài nên cần quản lý chặt chẽ. Hiện nay, theo quy định, loại quan hệ này thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã và các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Để quản lý việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, các cơ quan nhà nước của ta có một đội ngũ cán bộ hộ tịch chuyên trách. Tuy nhiên, vừa qua có một số cán bộ không đủ năng lực hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn thông đồng với bọn môi giới để đăng ký kết hôn cho công dân Việt Nam với người nước ngoài. Do vậy, cần lựa chọn, bố trí cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và trình độ chuyên môn đảm nhận công tác hộ tịch. Thực hiện tốt việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tăng cường việc phỏng vấn hai bên nam, nữ kết hôn, kể cả trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, mà công dân Việt Nam vắng mặt

85

khi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Thực hiện tốt niêm yết việc kết hôn có yếu tố nước ngoài khi có văn bản đề nghị của Sở Tư pháp. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý việc đăng ký kết hôn cũng rất quan trọng và mang lại hiệu quả cao, đó là quản lý dữ liệu lý lịch tư pháp bằng công nghệ thông tin. Các địa phương sẽ nhập dữ liệu vào máy tính và Sở Tư pháp sẽ quản lý chung các dữ liệu đó. Khi cần cung cấp lý lịch tư pháp hay xác nhận tình trạng hôn nhân, Sở Tư pháp chỉ cần đánh thông tin cá nhân người đó vào máy tính sẽ có đầy đủ thông tin về họ. Như vậy vừa giảm thủ tục xin xác nhận của người dân vừa có độ chính xác cao.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phối hợp với Công an, các tổ chức xã hội cấp tỉnh: Hội liên hiệp phụ nữ cấp, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy ban mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, cùng Sở văn hóa thông tin, Sở lao động - thương binh và xã hội tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu, rộng đến người dân, nhất là dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, sát biên giới về các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài và về những thủ đoạn của bọn môi giới để người dân có kiến thức pháp luật cơ bản và có cái nhìn rõ hơn về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Có những biện pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình từng địa phương.

Thành lập nhiều Trung tâm hỗ trợ kết hôn theo Nghị định 68/NĐ-CP. Hiện nay, chúng ta đã có 09 tỉnh, thành phố thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn, các Trung tâm này hoạt động rất hiệu quả và đang được nhân rộng ra cả nước. Tính từ năm 2007 đến nay, Trung tâm Hỗ trợ kết hôn tỉnh Sóc Trăng đã tư vấn cho 394 trường hợp kết hôn với người nước ngoài [49].

Chúng ta nên thực hiện giải pháp: biên soạn các tài liệu, thông tin cần thiết về phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của các nước mà công dân Việt Nam có quan hệ kết hôn với công dân nước đó. Sau đó phân phối cho

86

những người có nhu cầu, có thể qua trang báo điện tử hoặc phân phối trực tiếp. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải thường xuyên mở các lớp tập huấn về các vấn đề: ngôn ngữ, nấu ăn và cách thưởng thức món ăn, nuôi dạy con, kể cả các biện pháp tự bảo vệ mình, cung cấp các số điện thoại cứu trợ cần thiết, hoặc địa chỉ các trung tâm tư vấn của nước ta đặt văn phòng bên nước bạn... làm hành trang cho các cô dâu trước khi sang làm dâu xử người, đồng thời cung cấp tài liệu kèm theo nhằm hạn chế những kết cục bi thảm cho những cô dâu Việt ở xứ người. Cụ thể là:

Đưa thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài, thông tin chính xác và chân thực về người chồng tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương mà các cô sẽ đến sinh sống để các cô gái có suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định kết hôn với người nước ngoài. Vì trên thực tế các cô dâu ở các vùng quê không được tiếp xúc với những thông tin chính thức mà chủ yếu qua lời của những kẻ môi giới (thường là những thông tin sai lệch). Với những công việc này, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan chức năng liên quan cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nước liên quan, có như vậy mới có được những thông tin chính xác cần thiết cung cấp cho công dân nước mình.

Để đảm bảo có những cô dâu, chú rể hoàn hảo có thể chăm sóc gia đình và nuôi dạy thế hệ tương lai, hai nước cần phải có trao đổi các chuyên gia để mở lớp đào tạo về kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng trong gia đình, phổ biến kiến thức về pháp luật, phong tục tập quán của nhau. Vì không chỉ các cô gái Việt Nam khi lấy chồng nước ngoài phải học các phong tục của nước ngoài mà ngay cả các chú rể nước ngoài cũng cần phải biết về luật pháp và phong tục tập quán của Việt Nam.

Với những chính sách như vậy cần có thêm các quy định ràng buộc: những cô dâu, chú rể nào chưa có chứng chỉ đã qua các lớp tập huấn thì không được xuất cảnh để lấy chồng, lấy vợ.

87

Trên thực tế, một số Trung tâm Tư vấn hỗ trợ hôn nhân của các tỉnh, điển hình là tỉnh Hải Dương đã tổ chức ký thỏa thuận hợp tác với Korea Wedding school (Hàn Quốc) về tư vấn, hỗ trợ hôn nhân Việt Nam - Hàn Quốc vào ngày 27/4/2008. Theo đó hai bên đã thống nhất một số nội dung cụ thể như: dạy tiếng Hàn, tìm hiểu phong tục tập quán, truyền thống xã hội và gia đình Hàn Quốc, Việt Nam; dạy cách chế biến và thưởng thức các món ăn của Hàn Quốc; cung cấp thông tin về gia đình và bản thân; tư vấn và hướng dẫn các thủ tục đăng ký kết hôn, các thủ tục xuất, nhập cảnh; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn; nắm bắt thông tin về cuộc sống của phụ nữ Việt Nam; tạo điều kiện cho cán bộ hai tổ chức giao lưu, học tập chia sẻ kinh nghiệm và thăm các gia đình phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và sinh sống tại Hàn Quốc. Trong thỏa thuận còn nói rõ trách nhiệm của từng bên và trách nhiệm chung của hai bên. Những bản thỏa thuận như thế này không những tạo điều kiện cho các cô dâu, chú rể hai nước đến với nhau mà còn giúp cho việc quản lý nhà nước của hai bên được dễ dàng hơn, tránh xung đột pháp luật. Đây là việc làm cần thiết và nên được nhân rộng, nhất là tại các tỉnh có tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài diễn ra phức tạp.

Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước về quản lý quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, hỗ trợ các cặp kết hôn ở nước ngoài hòa nhập cộng đồng để mang lại hạnh phúc. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cần phải giữ mối liên hệ, thông tin về tình hình hôn nhân của người Việt Nam ở nước ngoài nhất là thông tin về quyền lợi của phụ nữ Việt Nam để có biện pháp bảo vệ kịp thời khi bị xâm phạm.

Bên cạnh các giải pháp trên, giải pháp kinh tế là một trong những giải pháp rất quan trọng để hạn chế tình trạng kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế. Nhà nước ta phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn một cách tích cực và có hiệu quả.

88

- Đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, tạo công ăn việc làm lâu bền, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo.

- Phát triển mạnh mẽ văn hóa - xã hội khu vực;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh các dịch vụ văn hóa, hỗ trợ người dân trong y tế, giáo dục, làm cho trẻ được đến trường học và học cao hơn, tiếp cận kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, thông tin văn hóa - xã hội thì mới có nghề nghiệp.

- Mở cơ sở dạy nghề cho nam nữ đến tuổi trưởng thành không có điều kiện học lên tiếp, đặc biệt ưu tiên diện chính sách.

- Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình.

- Mặc dù trong xu thế hội nhập, chúng ta vẫn phải phát huy giá trị chuẩn mực truyền thống để tác động đến hành vi con người mạnh hơn nữa.

Trên đây, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Rất mong các nhà làm luật nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các bên đương sự tham gia quan hệ này nói chung và cho công dân Việt Nam nói riêng.

89

KẾT LUẬN

Trong phạm vi đề tài "Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, so sánh với pháp luật một số nước trên Thế giới", tác giả đã nghiên cứu và phân tích rõ một số vấn đề cơ bản của đề tài: những vấn đề chung về kết hôn và giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài, những quy định pháp luật về kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, thực trạng vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là quan hệ kết hôn giữa: Công dân Việt Nam và người nước ngoài (ở Việt Nam hoặc nước ngoài); công dân Việt Nam với nhau tại nước ngoài hoặc ít nhất một bên định cư ở nước ngoài; người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam. Quan hệ này được điều chỉnh bởi nhiều loại nguồn pháp luật khác nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít, tương hỗ nhau gồm: pháp luật trong nước, Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Điều quan trọng nhất cần giải quyết khi phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là phải chỉ ra nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật hay nói một cách khác là chọn luật áp dụng. Theo các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn có yếu tố nước ngoài là Luật quốc tịch, Luật nơi cư trú và Luật nơi thực hiện hành vi; giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn chưa được quy định chính thức trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết điều chỉnh quan hệ này thì áp dụng Luật quốc tịch và Luật nơi thực hiện hành vi để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ ký các Hiệp định tương trợ tư pháp (trừ Hiệp định tương trợ tư pháp với Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc) điều chỉnh quan hệ kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

90

hôn có yếu tố nước ngoài, chưa ký kết Điều ước quốc tế đa phương nào. Bên cạnh việc phân tích các quy định pháp luật, tác giả còn phân tích thực trạng của quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam nhằm đưa ra các kiến nghị. Tác giả đã đưa ra một bức tranh chung về việc kết hôn của các công dân Việt Nam với người nước ngoài đồng thời phân tích những bất cập của các quy định pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trên cở sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài và giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này.

91

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 87 - 95)