GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP VIỆT

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 62 - 63)

NGƢỜI NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH TƢƠNG TRỢ TƢ PHÁP VIỆT NAM KÝ KẾT VỚI NƢỚC NGOÀI

Trong thời đại mở cửa ngày nay, hội nhập khu vực và toàn cầu hóa trong mọi lĩnh vực là một xu thế tất yếu, nó góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra chủ trương, đường lối, chính sách cho mọi lĩnh vực,

59

chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nước ta sẵn sàng hội nhập khu vực và thế giới. Một trong các lĩnh vực đó là pháp luật, đây là điều kiện cần thiết và rất quan trọng. Pháp luật là nền tảng cho mọi sự hợp tác được bền vững, là cơ sở phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh việc xây dựng pháp luật trong nước, Nhà nước ta còn quan tâm đàm phán, ký kết rất nhiều Điều ước quốc tế với các nước trong khu vực và Thế giới, các lĩnh vực bao gồm: hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, thừa kế, các vấn đề liên quan đến hợp đồng, tài sản,….gọi chung là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng. Đối với các nước có chế độ chính trị khác với Việt Nam (các nước theo Chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa nói chung), tinh thần pháp luật và hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự cũng khác với nước ta nên dễ dẫn đến xung đột pháp luật, do đó cần phải giải quyết xung đột pháp luật. Để giải quyết vấn đề này các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp bao gồm các quy phạm xung đột thống nhất để chọn luật áp dụng. Trong việc kết hôn giữa công dân các nước ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp, các Hiệp định (trừ Hiệp định tương trợ tư pháp với Trung Quốc, Cộng hòa Pháp và Hàn Quốc) đều quy định việc áp dụng pháp luật để giải quyết điều kiện kết hôn, hình thức kết hôn [22]. Cụ thể, để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn, các Hiệp định tương trợ tư pháp chủ yếu dùng hệ thuộc luật quốc tịch, luật nơi cư trú và luật nơi thực hiện hành vi của đương sự.

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 62 - 63)