GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 36)

VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài so sánh với pháp luật một số nƣớc dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài so sánh với pháp luật một số nƣớc trên thế giới

Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra đối với các đương sự khi kết hôn. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hôn là hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do vậy, đây là một trong hai tiêu chí xem xét tính hợp pháp của việc kết hôn.

Do tính đặc thù của quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nên quan hệ này sẽ được nhiều hệ thống pháp luật các nước khác nhau điều chỉnh. Mà pháp luật mỗi nước có quy định về điều kiện kết hôn khác nhau nên vấn đề đặt ra là phải chọn ra pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn phù hợp, tức là giải quyết xung đột pháp luật. Việc điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài của các nước trên thế giới thường dựa vào nguyên tắc luật quốc tịch; luật nơi cư trú của đương sự hoặc luật nơi thực hiện hành vi (nơi tiến hành kết hôn). Đương sự mang quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở nước nào thì sẽ phải tuân theo điều kiện kết hôn của pháp luật nước đó. Ngoài ra, pháp luật một số nước còn quy định các bên đương sự phải tuân theo pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Thông thường các nước theo hệ thống Civil Law quy định dùng dấu hiệu quốc tịch, các nước theo Common law dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định luật áp dụng.

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 36)