Phƣơng pháp xung đột

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 29 - 30)

Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp, được sử dụng phổ biến trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Phương pháp này có nhiều ưu việt hơn vì phương pháp xung đột dựa vào các quy tắc được ấn định chỉ ra pháp luật của một nước được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua quy phạm pháp luật xung đột. Quy phạm pháp luật xung đột gồm quy phạm xung đột của quốc gia và quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Các quy phạm này không trực tiếp điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà nó chỉ ra pháp luật nước nào sẽ điều chỉnh cụ thể [2, tr. 39].

Có hai loại quy phạm xung đột: quy phạm xung đột một bên và quy phạm xung đột hai bên. Quy phạm xung đột một bên hay còn gọi một chiều là quy phạm chỉ ra áp dụng pháp luật một nước cụ thể.

Quy phạm xung đột hai bên hay còn gọi là hai chiều là quy phạm định ra nguyên tắc chung để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật một nước nào đó để điều chỉnh quan hệ tương ứng.

Quy phạm xung đột có cơ cấu khác với các quy phạm thông thường, nó được cấu tạo bởi hai bộ phận: bộ phận phạm vi và bộ phận hệ thuộc. Phần

26

hệ thuộc là bộ phận quan trọng trong quy phạm xung đột, hệ thuộc quy định quy tắc lựa chọn luật áp dụng. Điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài có các hệ thuộc: Luật quốc tịch; luật nơi cư trú; luật tòa án; luật nơi thực hiện hành vi.

Quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình; các Hiệp định tương trợ tư pháp và các văn bản khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Vấn đề kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo Pháp luật Việt Nam, so sánh với Pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 29 - 30)