- Tài khoản môi trường Kế toán toàn bộ chi phí
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
8.6 CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM 1 Đường lối chiến lược
8.6.1. Đường lối chiến lược
Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam cho rằng công tác quản lý chất thải rắn phải
được xã hội hóa sâu rộng và là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong việc quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam. Việc giảm thiểu sự phát sinh chất thải rắn tại nguồn, thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn
được coi là quốc sách nhằm giảm bớt gánh nặng cho việc xử lý chất thải tại “cuối đường
ống”, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn ngày càng trở nên khan hiếm ở Việt Nam.
Đóng lệ phí để thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại các đô thị là trách nhiệm của mọi người dân nhằm giảm bớt gánh nặng đối với nguồn ngân sách của nhà nước dành cho việc quản lý chất thải rắn, đồng thời nâng cao ý thức, nhận thức của cộng đồng về công tác bảo vệ
môi trường.
Khuyến khích và đa dạng hóa các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý chất thải. Tất cả các khâu thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải cần phải được quan tâm ở mọi cấp chính quyền và phải được thực hiện trên cơ sở một khung pháp lý đồng bộ về
luật pháp, tổ chức, kinh tế, tài chính…
Mục tiêu tổng quát của chiến lược: Hình thành một hệ thống đồng bộ các yếu tố về chính sách, luật pháp, thể chế tổ chức, quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, kỹ thuât… để quản lý có hiệu quả các loại chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam nhằm
kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quản lý nhà nước về chất thải rắn: Công tác quản lý chất thải rắn phải được thực hiện dựa trên nền tảng một khung pháp lý đồng bộ. Ngoài luật bảo vệ môi trường , cần thiết phải có các văn bản pháp quy riêng cho lĩnh vực chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp với tiêu chí chung là phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, tương thích với các luật đã ban hành và không trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn.
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn trong phạm vi cả nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ
khoa học công nghệ và môi trường thực hiện việc quản lý chất thải rắn trong ngành các cơ
sở thuộc quyền quản lý trực tiếp.
Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND), thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn tại địa phương.
Sở khoa học công nghệ và môi trường phối hợp với ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý chất thải rắn ởđịa phương.