- Tài khoản môi trường Kế toán toàn bộ chi phí
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
8.1.2. Phương pháp xây dựng chính sách môi trường
1) Lựa chọn ưu tiên thông qua đánh giá chi phí
Việc so sánh chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường (chi phí phòng ngừa) sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách có những quyết định chính xác hơn. Đây là một kỹ
thuật ưu việt trong phân tích chính sách.
- Việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường cũng cần dựa trên sự phân tích chi phí – lợi ích
để sao cho các tiêu chuẩn này khả thi trong điều kiện cụ thể. Những tiêu chuẩn yêu cầu chi phí thấp có thểđược đề ra chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn.
- Khi có những lựa chọn vềưu tiên, tiêu chuẩn về chính sách đối với môi trường, chính phủ
ngầm đưa vào các giá trị về các thiệt hại khác nhau. Điều này tốt hơn là đưa ra những lựa chọn chỉ thông qua phân tích dữ liệu và tri thức khoa học tiến bộ, việc đánh giá môi trường
2) Mục tiêu, hình thức và phương pháp của chính sách môi trường
Phương pháp: gồm quy định và những khuyến khích kinh tế.
Việc thực thi chính sách có thể bằng hai phương pháp: điều hành (chỉ huy và kiểm soát) hoặc khuyến khích kinh tế (áp dụng các công cụ thị trường):
- Các quy định (điều hành chính sách) chỉ phù hợp với hoàn cảnh thiếu sự cạnh tranh trong nền kinh tế của các xí nghiệp công nghiệp, vấn đề sử dụng đất, hoàn toàn có lơi khi áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thải chất thải độc hại như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sơn, in, dung môi hóa chất…Bằng việc ban hành các tiêu chuẩn và quy
định và tiêu chuẩn này đối với nhà sản xuất, chính quyền có thể cải thiện môi trường
- Các khuyến khích kinh tế (sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và các công cụ kinh tế);
Trái ngược với các quy định chỉ tác động đến những người vi phạm, các chính sách dựa trên cơ chế thị trường đã tác động đến tất cả những người gây ô nhiễm và những người sử
dụng tài nguyên bởi vì họ đều được khuyến khích tìm mọi cách làm giảm thiệt hại môi trường để nâng cao lợi ích. Theo những nghiên cứu ở Anh và Mỹ cho thấy những khuyến khích kinh tếđã tạo ra những chi phí thấp hơn các quy định (khoảng từ 1: 1,1 đến 1:22). Các khuyến khích kinh tế chỉ thành công trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh, thực hiện đầy đủ ba nhân tố: quyền sở hữu, cạnh tranh lành mạnh và đa dạng hóa các thành phần kinh tế - nhà sản xuất – nhà sử dụng tài nguyên. Các xí nghiệp quốc doanh được bao cấp và bảo trợ thường không nhạy bén với chính sách kinh tế vì họ không quan tâm tới chi phí. Sự
thiếu cạnh tranh làm giảm sức ép đến cả các doanh nghiệp tư nhân nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế và nhà sản xuất củng tạo điều kiện làm nảy sinh nhiều sáng kiến.
Mục tiêu: Tập trung vào giá cả, số lượng hay công nghệ. Sự xuống cấp của môi trường có thể được kiểm soát hoặc bằng cách thay đổi giá của các tài nguyên môi trường (áp dụng lệ
phí hay thuế), hoặc bằng cách hạn chế lượng sử dụng (định mức thải, khoanh vùng sử dụng
đất).
Các chính sách quy định lượng có tác dụng ấn định mức thiệt hại có thể chấp nhận đối với môi trường, còn chính sách nhằm vào giá sẽấn định chi phí kiểm tra (kiểm soát) tác hại đối với môi trường.
Các chính sách quy định lượng ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên thường ở dạng các quy
định, tuy nhiên trong cơ chế thị trường, việc thương mại hóa các giấy phép (đấu thầu, mua bán) vẫn có thể nâng cao hiệu quả sử dụng giấy phép theo định lượng.
Các chính sách định lượng rất thích hợp để kiểm soát các chất thải nguy hiểm, kiểm soát các vấn đề ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe con người và đối với tài nguyên thiên nhiên như là môi trường sống duy nhất(đất ướt, bờ biển nhạy cảm, ám tiêu san hô, rừng mưa nhiệt đới).
Hình thức: có thể là chính sách trực tiếp hay gián tiếp. Chính sách gián tiếp tác động đến chất lượng môi trường bằng cách gây ảnh hưởng hoặc quy định đối với việc sử dụng tài nguyên hay hàng hóa. Chính sách trực tiếp thường nhằm vào thuế phát thải, lệ phí xã thải hoặc thuế khai thác tài nguyên. Những hạn chế khi áp dụng chính sách trực tiếp:
- Các tác động môi trường ngày càng nhiều và càng phân tán, đòi hỏi chi phí cao cho việc giám sát liên tục.
- Khó có thể giám sát đối với những người gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên ở quy mô nhỏ và phân tán (ví dụ: các hoạt động đào đãi vàng, chặt đốn củi…)
- Sự giám sát tùy thuộc khả năng công nghệ.
- Các vấn đề môi trường thường không bị bó gọn trong biên giới hành chính quốc gia để
chịu sự giám sát.
Do đó các chính sách trực tiếp chỉ thích hợp với việc quản lý phát xả của xí nghiệp lớn về
bụi, khí SO2, ô nhiễm công nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ của các công ty lớn.
Những chính sách gián tiếp đặc biệt có lợi khi việc giám sát và khả năng thực hiện của các cấp điều hành kém hoặc khó thực hiện. Ví dụ ô nhiễm không khí do xe cộ, sử dụng năng lượng trong gia đình, phá rừng quá mức do người dân địa phương, sử dụng hóa chất trong công nghiệp, chất thải rắn độc hại có nguồn gốc phân tán từ hộ gia đình hay tổ hợp sản xuất nhỏ.
Trong công tác quản lý chất thải rắn, cơ sở của việc thiết lập chính sách quản lý chất thải rắn bao gồm các yếu tố sau [18]:
Các quy định mang tính “điều hành và kiểm soát”. Các nhà sản xuất buộc phải áp dụng các kỹ thuật hiện đại để xử lý ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu ngay tại nguồn phát sinh nhằm
Các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn đối với môi trường. Đặc điểm của các công cụ khuyến khích kinh tế này là nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi nhuận của các nhà sản xuất, từ đó buộc các nhà sản xuất phải thay đổi thái
độ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho sản xuất.