- Tài khoản môi trường Kế toán toàn bộ chi phí
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
8.3.1. Chu trình hoạch định chính sách
Để tiếp cận chính sách trong quản lý chất thải rắn, cần lựa chọn vấn đề ưu tiên đối với chất thải rắn trong hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, thương mại… dựa trên 4 đặc điểm như sau:
- Gây hại đến sức khỏe con người: Đây là nguyên nhân sâu xa làm tăng xác suất phát sinh dịch bệnh, làm tăng chi phí khám, điều trị bệnh, làm tăng tỷ lệ tử vong trong cộng đồng. Chính vì vậy đây là vấn đềđược xem như là vấn đềưu tiên cần giải quyết.
- Gây suy thoái kinh tế: Nguyên nhân làm giảm năng suất lao động được coi là tác động gây suy thoái kinh tế của rác thải độc hại công nghiệp và bệnh viện. Một lượng lớn các phế
liệu trong hoạt động công nghiệp có khả năng tái chế hoặc được sử dụng lại nếu không được quản lý hợp lý sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
-Làm mất mát “tiện nghi môi trường”: Tiện nghi môi trường có thể là một cảnh quan thiên nhiên đẹp do tạo hóa hoặc do con người tạo ra, một khoảng không gian yên tĩnh và trong lành… Nó mang lại một giá trị về tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Thí dụ: các bãi chôn lấp chất thải rắn không an toàn và không hợp vệ sinh, lò đốt rác thiết kế
không đúng kỹ thuật, đổ thải không được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo điều kiện làm tăng nguy cơ phát sinh mùi vị, khí ô nhiễm đối với khu dân cư xung quanh, như vậy các hoạt động này làm mất tiện nghi môi trường sống của bản thân đô thị.
- Làm suy tàn văn hóa bản địa: Những hoạt động của con người đã làm thay đổi dần những nếp sống, phong tục tập quán của tổ tiên được tích lũy và truyền lại qua nhiều thế hệ. Nhiều nét văn hóa cộng đồng đã bị mai một và vĩnh viễn không được biết đến ở thế hệ sau.
Các đề xuất chính sách nhằm vào các giải pháp lựa chọn triển khai cho các vấn đềưu tiên trong quản lý rác thải rắn bao gồm:
- Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn với giải pháp tăng cường quá trình tái chế và tái sử
dụng các phế liệu công nghiệp.
- Vấn đề khắc phục những tác động xấu của chất thải đối với môi trường.
- Toàn bộ quá trình đề xuất chính sách được thực hiện theo từng bước trong chu trình hoạch
định chính sách (hình 8.1). Hoạch định chính sách là một quá trình xây dựng và thực thi chính sách [16].
Quá trình xây dựng chính sách môi trường nhằm trả lời cho câu hỏi “chính phủ phải làm gì?”, điều này có nghĩa phải:
- Xác định những vấn đềưu tiên và lập kế hoạch tổng thể
- Phối hợp hành động - Ban hành chính sách
Thực thi chính sách trả lời câu hỏi: “chính phủ phải làm như thế nào ?”, bao gồm: - Đáp ứng về tổ chức cơ cấu hành chính
- Khắc phục những yếu kém về kỹ năng
- Tìm kiếm nguồn tài trợ và điều phối ngân quỹ
- Thực hiện sự phân quyền và ủy quyền
- Vận động sự tham gia của cộng đồng địa phương - Hoàn thiện và bổ sung chính sách