- Tài khoản môi trường Kế toán toàn bộ chi phí
CHÔN LẤP VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
7.2. KỸ THUẬT VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP
Trong vận hành bãi chôn lấp, việc đổ chất thải là khâu quan trọng. Phương pháp đổ chất thải tùy thuộc vào đặc tính của bãi như thông tin về lượng đất phủ bãi có sẵn, địa hình, địa lý và thủy văn của khu vực. Có 3 phương pháp đổ chủ yếu như sau:
a) Phương pháp bề mặt
Bản chất của phương pháp này là trải những lớp dày 40 – 80 cm lên mặt đất phẳng, đầm nén nó và tiếp tục trải những đợt khác lên trên. Cuối ngày hoặc khi lớp rác dày 2 – 2,2m thì phủ một lớp đất dày từ 10 – 60 cm lên trên rồi lại đầm nén. Một lớp hoàn chỉnh như vậy gọi là ô rác. Thông thường một con đập bằng đất được làm để rác đổ xuống tỳ vào và để dễ dàng đầm nén rác sau đó (hìn 7.3a).
Phương pháp đổ bề mặt thường được sử dụng ở những nơi có địa hình bằng phẳng và ít nguy hiểm đến nguồn nước ngầm. Phương pháp này là phương pháp kinh tế nhất chỉ yêu cầu đào để có đủ lượng đất phủ. Phương pháp bề mặt thường được sử dụng bờđập nhân tạo để rác tỳ vào. Với phương pháp này, sự di chuyển của xe thu gom và thiết bị bãi dễ dàng và an toàn. Các gò rác của phương pháp này thường có độ cao 15m, dễ dàng cho việc thoát tán khí metan qua bề mặt nên có thể không cần có thiết bị thu gom khí ga.
b) Phương pháp mương rãnh
Rác được đổ vào những mương đào. Vật liệu phụ lấy từ đất đào mương lên (hình 7.3b). Phương pháp này được vận hành cho đến khi đạt được độ cao mong muốn (thường là đến đỉnh của mương đào) mương phải đủ dài sao cho xe có thể đi lại và rác được đổ dễ dàng và đủ hẹp để có thểđổ rác được đầy mương vào cuối ngày.
Nếu các mương được đào thành các hàng vuông góc với hướng gió thì sẽ làm giảm đáng kể lượng rác bay bừa bãi bởi gió. Đất đào có thể sử dụng để làm một bờ thềm tạm thời trên mặt mương để định hướng dòng nước chảy bề mặt. Đất có sét không thấm nước và mạch nước ngầm thấp là thích hợp đối với phương pháp mương rãnh. Độ sâu của mương tùy thuộc vào các điều kiện địa chất của đất và mạch nước ngầm. Thông thường độ sâu của mương khoảng 4 – 5m.
Quá trình vận hành của phương pháp mương rãnh đắt hơn nhiều so với phương pháp bề mặt do chi phí cho việc đào mương và sử dụng thiết bị chuyên dùng. Một chi phí khác nữa là việc vận chuyển đất thừa được đào lên (cứ 1.000m3 đất được đào thì phải chởđi 800m3 đất thừa).
c) Phương pháp hồ chứa
Đây là phương pháp sử dụng những hố nhân tạo hoặc tự nhiên cho hoạt động chôn lấp rác (ví dụ: hốđã khai thác đất, khai thác mỏ… hình 7.3c). Phương pháp hồ chứa thường sử dụng bề mặt đất tự nhiên.
Việc đổ rác bắt đầu từ đầu cao của hố và kết thúc ởđầu thấp để tránh ứđọng nước và tạo một đập tự nhiên cho đống rác tỳ vào để bắt đầu đầm nén. Hốđổ rác thường thấp hơn so với địa hình xung quanh nên gặp rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát nước bề mặt. Các hố khai thác thường thiếu vật liệu phủ nên sự sẵn có vật liệu phụ là mối quan tâm chính khi chọn bãi chôn lấp phế thải theo phương pháp này.
d) Nguyên tắc vận hành
Việc vận hành bãi được tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Toàn bộ rác chôn lấp được đổ thành từng lớp riêng rẽ. Độ dày của mỗi lớp không quá 60cm.
- Khi các lớp rác đã đầm nén xong và gò rác đạt được độ cao thích hợp thì phủ một lớp đất hoặc vật liệu tương tự khác dầy khoảng 10 – 15cm.
- Rác cần được phủđất sau 24 giờ vận hành trong trường hợp bãi vận hành liên tục. - Tiến hành những biện pháp phòng ngừa thích đáng để tránh hỏa hoạn.
- Tiến hành những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo sâu bọ không thể sống trong bãi được.
- Nên phủ một lớp đất hoặc vật liệu tương tự dày 20 – 30cm ở những ô rác dùng để chôn lấp rác hữu cơ dễ thối rữa.
- Cần đào tạo và trang bị đầy đủ cho nhân viên làm việc tại bãi. Đảm bảo đủ số lượng công nhân để duy trì bãi theo sự chỉ dẫn.
- Mỗi một gò rác cần phải kết thúc trước khi bắt đầu gò tiếp theo. Độ cao gò rác phù hợp nhất là khoảng 2 – 2,5m.
e) Phương pháp vận hành
Thực tế việc đổ rác, đầm nén và phủ bãi có thểđược tiến hành theo một vài cách. Sự quyết định áp dụng phương pháp vận hành bãi phụ thuộc vào phương pháp chôn lấp (bề mặt, mương rãnh hay hồ chứa), phục thuộc vào khả năng tiếp cận vùng đổ của phương tiện đổ rác và thiết bịđang được sử dụng tại bãi.
Ở những bãi áp dụng phương pháp mương rãnh, xe ô tô có thể đi trên những ô rác đã được đầm nén và đổ rác xuống bề mặt làm việc mới. Tuy nhiên kỹ thuật này không được sử dụng khi thiết bịđầm nén của bãi là máy đầm bánh thép.
Việc phát triển hệ thống ô rác phải theo ý đồ thiết kế ban đầu và sau đó thực hiện từng bước sao cho toàn bộ kế hoạch được thực hiện đầy đủ. Hệ thống ô chôn lấp rác lại phụ thuộc vào phương tiện chôn lấp.
Khi công việc trong ngày kết thúc, bề mặt đầm nén sẽ được đầm nén và phủ một lớp đất dày 20cm và sau đó lại được đầm nén lại. Ngày hôm sau, ô rác tạo thành từ ngày hôm trước có thểđóng vai trò như một bức tường cho bề mặt làm việc mới.
Khu vực đổ rác trong một bãi thải, bất kể theo phương pháp chôn lấp nào củng phải chia ra thành những khu nhỏ hơn để xử lý từng loại rác thải riêng và mỗi khu vực nhỏ lại được chia ra thành những ô nhỏ hơn để: giảm sự phát sinh rác thải, chi phí đầu tư đúng thời gian, đảm bảo sự vận hành bãi được kiểm soát và hạn chế trong những khu vực nhỏ, tránh phủ bãi với diện tích lớn, giảm đến mức tối đa chiều dài đường phải duy trì. Mặt cắt ngang đặc trưng của quá trình vận hành chôn lấp được trình bày ở hình 7.4.