- Tài khoản môi trường Kế toán toàn bộ chi phí
TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
8.3.2. Cácb ước xây dựng chính sách
- Xác định các vấn đềưu tiên và lập kế hoạch tổng thể: Một chính sách môi trường tốt quan trọng hơn là có nhiều chính sách. Do đó việc ưu tiên các vấn đề bức xúc để ra quyết định là vấn đề hàng đầu. Các cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý chất thải rắn phải lập ra các kế
hoạch thu gom tiêu hủy các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân, khu thương mại và công nghiệp và duyệt lại hay thay đổi các kế hoạch này ở những điểm cần thiết. Ví dụ ở Hà Lan, mỗi tỉnh đều phải lập ra một kế hoạch quản lý chất thải rắn, trong đó nêu rõ chúng sẽ được lưu chứa, thu gom, xử lý và sử dụng lại như thế nào, ởđâu và do ai. Ở Anh, kế hoạch
có thể bao gồm các thông tin về: Loại và số lượng chất thải rắn sẽ sản ra hoặc sẽ được mang tới khu vực trong thời kỳ kế hoạch; cơ quan hữu trách sẽ tiêu hủy loại chất thải nào; dự tính các người khác sẽ đổ bỏ loại chất thải nào; các phương pháp đổ bỏ; các địa điểm và thiết bị được cung cấp và chi phí. Các kế hoạch khác có thể bao gồm các biện pháp giảm thiểu, tái sử
dụng và tái chế chất thải. Trên cơ sở kế hoạch đã lập, xác định vấn đề ưu tiên. Ở các nước
đang phát triển, những vấn đềưu tiên được xác định gồm có:
+ Khắc phục những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe và năng suất lao động. + Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường theo các vấn đềưu tiên.
- Phối hợp hành động: Các chính sách dù lớn hay nhỏđều phải tập hợp rất nhiều người khác nhau cùng thực hiện, trong đó có cơ quan địa phương, cơ quan đại diện của chính phủ và các tổ chức quần chúng, để cho các chương trình phát triển và bảo vệ môi trường được gắn kết với nhau, tránh chồng chéo hay bỏ sót.
Xác định vấn đề ưu tiên Kế hoạch tổng thể hành Phối hđộợng p Ban hành chính sách Tăng cường
năng lực Tổhành chính chức cơ cấu ngân sách Tài trợ Phân quyủy quyền ền
Sự tham gia của công chúng Hoàn thiện, bổ sung chính sách Thực hiện tiếp tục chính sách Hình 8.1. Chu trình hoạch định chính sách
Việc phối hợp hành động (hay quản lý tổng hợp) cần được tiến hành ngay khi lập kế hoạch.
- Banh hành chính sách: Các quy định không còn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới cần bãi bỏ và ban hành các quy định mới. Trong trường hợp các bộ luật cũ vẫn còn hiệu lực thì phải triển khai những quy định chi tiết, nếu không hầu hết các bộ luật cũ chỉ còn là những nguyên tắc chung. Những điều khoản mới về môi trường cần hòa nhập với các điều khoản luật pháp hiện hành của nhà nước hay với các bộ luật truyền thống trong nước.
- Đáp ứng về tổ chức về cơ cấu hành chính: Việc hoạch định chính sách thường đi nhanh hơn khả năng quản lý để phân tích và thực hiện chính sách. Số luật và các văn bản pháp quy tăng lên gấp bội, dẫn tới hiện tượng là có nhiều quy định trái ngược nhau, vượt ra ngoài khả
năng thực hiện của các cấp chính quyền. Do đó cần cải tổ cách thức quản lý của bộ máy nhà nước về các vấn đề môi trường. Một bộ máy hành chính phải đảm bảo năm yêu cầu chính: + Cơ cấu luật pháp rõ ràng;
+ Cơ cấu hành chính thích hợp; + Các kỹ năng về chuyên môn; + Ngân sách tương xứng; + Phân quyền trách nhiệm.
Việc thành lập một cơ quan hành chính là rất khó khăn, phụ thuộc vào các điều kiện trong nước , các yếu tố chính trị, khả năng tài chính và nhân lực. Do đó việc dựa vào các cơ quan hiện có là dễ thực thi nhất. Trên thực tế tổ chức các sự vụ hành chính về môi trường ít quan trọng hơn so với việc duy trì khả năng điều hành các công việc. Cách sắp xếp tổ chức hợp lý bao gồm:
- Một tổ chức cao cấp chính thức để hướng dẫn thực hiện chính sách và giám sát.
- Các cơ quan quản lý môi trường thuộc cấp bộ giữ vai trò cung cấp cho các cơ quan trung
ương những ý kiến chuyên môn và giám sát việc thực hiện chính sách môi trường của các bộ. - Các cơ quan quản lý môi trường khu vực và địa phương đảm nhiệm việc thực hiện và giám sát ởđịa phương và phản hồi thông tin cho chính quyền nhà nước.
- Khắc phục những yếu kém về kỹ năng: đối với nhiều nước đang phát triển, ở tất cả các cấp trong bộ máy nhà nước thường thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ. Trong khi đó ở khu vực ngoài nhà nước, vẫn có cán bộ có trình độ nhưng không thu hút được vào khu vực nhà nước do hạn chế tồn tại của chính sách hiện hành. Như vậy muốn quản lý tốt, cần có những chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.