Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn (Trang 113 - 115)

- Tài khoản môi trường Kế toán toàn bộ chi phí

CHÔN LẤP VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

7.1.4. Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các loại bãi chôn lấp sau (12):

Loại 1 - Bãi chôn lấp rác thải đô thị: loại này đòi hỏi có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí tạo thành;

Loại 2 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành;

Loại 3 – Bãi chôn lấp chất thải đã xác định: thường chôn lấp các loại chất thải đã được xác định trước như tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân hủy…

Theo cơ chế phân hủy sinh học, bãi chôn lấp được phân thành các loại: - Bãi chôn lấp kị khí;

- Bãi chôn lấp kị khí với lớp phủ hàng ngày;

- Bãi chôn lấp vệ sinh kị khí với hệ thống thu gom nước rác;

- Bãi chôn lấp yếm khí với hệ thống thông gió tự nhiên; hệ thống thu gom và xử lý nước rác;

- Bãi chôn lấp hiếu khí với nguồn cấp khí cưỡng bức.

Theo phương thức vận hành, bãi chôn lấp được phân loại thành:

- Bãi chôn lấp khô: là dạng phổ biến nhất để chôn lấp chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Chất thải được chôn lấp ở dạng khô hoặc dạng ướt tự nhiên trong đất khô và có độ ẩm tự nhiên. Đôi khi cần phải tưới nước cho chất thải khô để tránh bụi khi vận chuyển và tạo độẩm cần thiết. Bãi chôn lấp được xây dựng ở nơi khô ráo.

- Bãi chôn lấp ướt: là một khu vực được ngăn để chôn lấp chất thải thường là tro, hoặc các phế thải khai thác mỏ có dạng bùn;

Các dạng chính của bãi chôn lấp ướt là dạng bãi chôn lấp chất thải ẩm ướt như bùn nhão được để trong đất. Ở dạng này thường là một khu vực được đổ đất lên, chất thải nhão chảy tràn và lắng xuống. Bãi có cấu tạo để chứa các chất thải chứa nước như bùn nhão. Phương tiện vận chuyển là đường ống. Vì nước chảy ra thường bị nhiễm bẫn nên cần được tuần hoàn trở lại. Dạng thứ hai là dạng chôn lấp chất thải khô trong đất ẩm ướt.

Ưu điểm: Bãi chôn lấp ướt chỉ thích hợp với vận chuyển chất thải nhão vì để hợp lý hóa vận chuyển bằng đường ống.

Nhược điểm: Bề mặt thoát nước kém, đường ống dễ bị tắc và chi phí cho việc đào đắp lớn. - Loại kết hợp: Xử lý bùn ở bãi chôn lấp ướt là rất tốn kém nên thông thường người ta xử

lý bùn tại bãi chôn lấp khô cùng với rác thải sinh hoạt.

Điều cần lưu ý là đối với các ô dùng để chôn lấp ướt và kết hợp, bắt buộc không cho phép nước rác thấm đến nước ngầm trong bất kỳ tình huống nào.

Ưu điểm: phương pháp này cho phép kinh phí đầu tư ban đầu củng như chi phí trong vận hành là tương đối nhỏ.

Nhược điểm: làm tăng mức nguy hiểm của nước rác. Nếu bãi chôn lấp nằm ở khu vực có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm thì bùn có hàm lượng hữu cơ và sắt cao không nên chôn lấp ở bãi này.

Trong hai kiểu bãi chôn lấp khô và ướt thì bãi chôn lấp khô được áp dụng rộng rãi trên thế giới vì nó phù hợp với việc chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải thương nghiệp. Ởđiều kiện Việt Nam , bãi chôn lấp khô là thích hợp nhất.

Ngoài ra theo kết cấu và hình dạng tự nhiên củng có thể phân các bãi chôn lấp thành các loại sau:

- Bãi chôn lấp nỗi: là các bãi được xây dựng ở những khu vực có địa hình bằng phẳng, bãi được sử dụng theo phương pháp chôn lấp bề mặt. Chất thải được chất thành đống cao từ 10 – 15m. Xung quanh các ô chôn lấp phải xây dựng các đê bao. Các đê này không có khả năng thấm nước để ngăn chặn sự thẩm thấu của nước rác ra môi trường xung quanh.

- Bãi chôn lấp chìm: là các bãi tận dụng điều kiện địa hình tại những khu vực ao hồ tự nhiên, các moong khai thác mỏ, các hào, rãnh hay thung lũng sẵn có. Trên cơ sởđó kết cấu các lớp lót đáy bãi và hành bãi có khả năng chống thấm. Rác thải sẽ được chôn lấp theo phương thức lấp đầy.

Sơđồ các loại bãi chôn lấp được thể hiện ở hình 7.1.

Một phần của tài liệu Quản lý chất thải rắn (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)