Ảnh hưởng về kinh tế

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 88)

5. Bố cục luận văn

2.4.1. Ảnh hưởng về kinh tế

Kết quả thoát nghèo, cố công ăn việc làm được tạo ra, thu nhập bình quân tăng, năng suất sản phẩm tăng… là thước đo hiệu quả của tín dụng ưu đãi cho XĐGN, với

mức vay chấp nhận được, lãi suất khá hợp lý cùng với bộ máy hoạt động cho vay linh

hoạt đã tạo ra lợi thế cho nguồn vốn tín dụng NHCSXH chủ động hơn so với các

nguồn tín dụng ưu đãi khác trong việc phát huy hiệu quả nguồn thể hiện tại bảng 2.16

cho thấy số hộ thoát nghèo nhờ nguồn tín dụng NHCSXH cao hơn nhiều so với các

nguồn tín dụng ưu đãi khác điều đó chứng tỏ rằng tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH ngày càng hiệu quả hơn. Có được những kết quả đó nhờ các yếu tố.

NHCSXH có lịch trình, thời gian giải ngân cụ thể tạo cho người vay có sự chủ động từ đó các hộ vay vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh đúng mùa vụ, đúng dự định của mình làm cho mục đích của các hộ đạt được kết quả như dự định, còn nguồn

tín dụng các dự án thường được phân phối theo chỉ tiêu, nội dung do xã, phường lên kế hoạch theo nguyện vọng của dân tuy nhiên do việc phân phối bình quân dàn đều,

thời gian không theo quy định chỉ biết khi nào có kế hoạch thì phân phối. Do vậy, làm mất rất nhiều thời gian qua đó làm cho sự chủ động của các hộ nghèo đều là hộ sản

xuất nông nghiệp do tính thời vụ cao hay gặp rủi ro nên đòi hỏi phải có nguồn tín

dụng đáp ứng đúng thời gian, theo mùa vụ thì mới phát huy được hiệu quả kinh tế. Như vậy, có thể thấy nguồn tín dụng NHCSXH đang là nguồn tín dụng đáp ứng được

mong mỏi của các hộ dân trong quá trình thoát nghèo và có hiệu quả hơn các nguồn

vốn khác.

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)