5. Bố cục luận văn
2.4.2. Ảnh hưởng về văn hóa – xã hội
- Ảnh hưởng đối với việc làm
Với những đồng vốn ưu đãi được vay người dân đã sử dụng chúng theo ý muốn
của mình, dự định của mình từ đó tự chủ động trong việc tạo ra việc làm, tăng thu
nhập cho họ… Không bị bó buộc như nguồn vốn ưu đãi thông qua các dự án. Theo
báo cáo của phòng LĐTB và XH từ nguồn NHCSXH đã tạo ra trên 4000 việc làm và
trên 100 lao động xuất khẩu trong đó ra nước ngoài gần 36 lao động, trong khi đó các
nguồn tín dụng khác chỉ tập trung vào hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo.
Vốn tín dụng ưu đãi NHCSXH tạo điều kiện cho hộ dân phát triển sản xuất
mới, từ việc đầu tư các chương trình dự án trên địa bàn các xã phường người dân đã trực tiếp được tham gia và cung ứng vật liệu cho các công trình từ đó tăng thêm thu nhập cho người dân.
Với việc dùng vốn tín dụng ưu đãi NHCSXH trong sản xuát bằng các hộ nghèo cảm thấy có trách nhiệm hơn với công việc của minh đang làm với các nguồn vốn hỗ
trợ cho không khác.
-Ảnh hưởng về mặt thu nhập
Đây có thể là mặt rõ ràng nhất. Thông qua nguồn vốn ưu đãi nhất là vốn ưu đãi nhất là vốn NHCSXH Thành phố Nha Trang, qua việc đầu tư vào sản xuất từ đó làm
tăng giá trị sản phẩm mà trước đây các hộ không có vốn để thực hiện.
Thể hiện ở bảng tổng hợp 2.23 cho thấy số hộ vay tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH có mức thu nhập cao hơn các hộ sử dụng nguồn tín dụng thông qua các dự
án khác, điều đó cho thấy hiệu quả nguồn tín dụng đã được phát huy và cũng chính là nỗ lực của bản thân các hộ nghèo.
- Ảnh hưởng về cách nghĩ cách làm
Trước đây các hộ nghèo thường sản xuất theo truyền thống lối mòn cũ không có thay đổi nhiều, với lại hộ nghèo thường tự ty và không được giúp đỡ nên việc thoát
nghèo gặp rất nhiều khó khăn. Từ khi Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho người nghèo vào địa bàn thông qua các dự án bộ mặt các xã vùng khó
khăn đã bước đầu khởi sắc tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể. xong gường như chưa
mang lại kết quả giảm nghèo bền vững với việc thành lập NHCSXH TP. Nha Trang hàng năm đã có hàng trăm hộ thoát nghèo và quan trọng hơn nhờ vay vốn mà các hộ đã biết cách sử dụng đồng vốn, cách nghĩ cách làm cách hạch toán thu, chi qua sản
xuất, kinh doanh của hộ cũng qua đó mà thay đổi, đồng thời trong tư tưởng người vay
luôn có suy nghĩ làm cách nào mà hoàn lại được nguồn tín dụng đã vay cả gốc lãi và từ mục 2.3.9 đã cho thấy tình hình nhận thức được mức lãi suất, cách phục vụ, thời
gian vay… còn tín dụng của các chương trình dự án khác thì không cụ thể do đó mà số hộ được hỏi đều biết đến tín dụng NHCSXH nhiều hơn là các chương trình tín dụng ưu đãi khác. Như vậy, có thể khẳng đinh rằng nguồn vốn NHCSXH ngày càng
ảnh hưởng lớn hơn tới cách tư duy nhận thức của các hộ dân nghèo.