5. Bố cục luận văn
3.1.2. Từ định hướng phát triển trong thời gian tới
3.1.2.1. Cơ sở đề xuất định hướng
Vai trò to lớn của tín dụng ưu đãi trong quá trình XĐGN là rất to lớn. Trong đó ảnh hướng quan trọng của tín dụng ưu đãi NHCSXH đối với công tác XĐGN trên cả nước nói chung và TP Nha Trang nói riêng là không thể phủ nhận. Trong lĩnh vực
giảm nghèo kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định tín dụng NHCSXH có ảnh hưởng quan trọng đến XĐGN, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định xã hội… và làm
thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống đưa ra triển vọng cho các hộ thoát nghèo một cách bền vững.
Từ thực trạng tín dụng ưu đãi NHCSXH hiện hành, cơ chế tổ chức và cách thức
hoạt động tín dụng trên địa bàn TP. Nha Trang hiện nay mặc dù đã có đóng góp tích
cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hướng tới dân giàu nước mạnh. Tuy nhiên bản thân việc tổ chức các hoạt động tín dụng ưu đãi NHCSXH vẫn còn một số điểm
tồn tại cần nghiên cứu và hoàn thiện.
Với địa thế cảng biển và ưu thế về du lịch, phù hợp phát triển khái thác nuôi
trồng thủy hải sản, sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ, dịch vụ du lịch, sửa chữa đóng
tàu, kinh doanh …, lực lượng lao động dồi dào có thể đào tạo để xuất khẩu lao động
và nhiều lợi thế, tiềm năng khác đã được Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ XX đưa ra đến năm 2010 và định hướng tới năm 2015 về mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững. Do vậy, nhu cầu về nguồn tín dụng ưu đãi cho
XĐGN là rất quan trọng cấp thiết. Đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống
NHCSXH của Thành phố luôn đặt trong trang thái vận động, tự điều chỉnh để mở
rộng, nâng cao, hoàn thiện công tác phục vụ nhằm đáp ứng đủ nguồn tín dụng ưu đãi cho mục tiêu XĐGN. Trong thời gian tới NHCSXH ngoài việc tối đa nguồng vấn cần
3.1.2.2. Định hướng
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo các năm qua cũng như trong tương lai. Các tổ chức phân phối tín dụng ưu đãi và NHCSXH cần xác định mục
tiêu và giải pháp cụ thể theo các định hướng sau đây:
* Tiếp tục mở rộng tổ tín dụng cho vay tại cơ sở nhất là các tổ dân phố hiện chưa có tổ tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho XĐGN.
* Tiến hành nâng cao công tác huy động tiết kiệm các thành viên trong tổ tín
dụng.
* Mở rộng các đối tượng được vay của các chương trình tín dụng tại NHCSXH. * Để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo Nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương ưu đãi vốn, lãi suất thấp, kéo dài thời hạn vay với người nghèo để phát triển
sản xuất, tăng thu nhập.
3.1.3. Từ nghiên cứu lý thuyết ở chương 1, đặc biệt là kinh nghiệm thành công của một số nước. công của một số nước.
Kinh nghiệm về hình thức hoạt động của các nước đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam như: hoạt động thống qua các tổ nhóm của các kênh dẫn vốn cho người nghèo như hoạt động của NHCSXH, các chương trình, dự án được ủy thác
do các tổ chức Hội đoàn thể quản lý. Ngoài việc hoạt động thông qua tổ còn thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thành viên trong tổ, việc cho vay bằng tín chấp, thủ tục đơn giản. Khấu kiểm tra kiểm soát trong quá trình vay vốn do tổ trưởng và hội kiểm
tra, họ là các cán bộ không chuyên không được đào tạo công tác kiểm tra nên vẫn dẫn đến việc hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, hiệu quả chưa cao..
3.2. Nội dụng các giải pháp
3.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng của nguồn vốn cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Tp. Nha Trang
Trên cơ sở đinh hướng pháp triển tín dụng ưu đãi và sử dụng vốn ưu đãi trong
xóa đói giảm nghèo. Các định hướng này cần phải được quán triệt đầy đủ, linh hoạt và
điều kiện cụ thể từng địa phương. Căn cứ và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của TP.
Nha Trang cũng như mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, căn cứ vào kết quả phân tích ảnh hưởng của nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến giảm tỷ lệ nghèo tại Tp. Nha Trang như đã trình bày, để xóa đói giảm nghèo một cách bền vững ở Thành phố cần thực hiện các giải pháp như sau:
3.2.1.1. Giải pháp đảm bảo đủ vốn cho các hộ nghèo cần vay vốn sản xuất
Thực hiện rộng dãi “xã hội hóa” tín dụng bằng sự phối hợp giữa ngân hàng với
các tố chức hội, với chính quyền cơ sở, sự xã hội hóa sẽ góp phần tăng thêm sự quan
tâm của các hội đối với tín dụng ưu đãi không còn ỉ lại, trông trờ đầu tư của Nhà nước
thông qua các dự án.
NHCSXH, các hội đoàn thể, tổ trưởng tăng cường vận động, phổ biến chính
sách gửi tiền tiết kiệm của các thành viên trong tổ vay vốn.
3.2.1.2. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở là
giải pháp phát huy hiệu quả nguồn vốn
Các cấp chính quyền phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ, các Đoàn thể, tìm giải pháp tích cực để giúp người nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương,
góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo. Đảm bảo trên địa bàn toàn thành phố
không có “thôn, tổ trắng” về tín dụng ưu đãi, trong khi có nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang có nhu cầu vay vốn.
- Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Thành phố chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Ngân
hàng Chính sách xã hội, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyển tải
nguồn vốn tín dụng ưu đãi phải được bảo tồn và phát triển, đồng thời cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng.
Có lịch làm việc cố định định kỳ của BĐD HĐQT với NHCSX, và các thành viên tích cực đi kiểm tra các địa bàn được phân công.
- Quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi về
mọi mặt để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được
giao, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.
- Các hội đoàn thể phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc giúp cho các
hộ nghèo tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Tăng cường phổ
biến kinh nghiệm sản xuất, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức làm ăn mới
cho các Hội viên để vừa phát huy đầu tư của nguồn vốn ưu đãi, vừa đảm bảo việc sử
dụng vốn vay đúng mục đích. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội đôn đốc, thu hồi nợ, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi cho Ngân
hàng khi đến hạn theo đúng quy định.
- NHCSXH Thành phố phát huy tinh thần tự lực, vượt khó, không ngừng nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt hơn đối với khách hàng, thực sự là người
bạn tin cậy của các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách; Phân tích cụ thể về
tình hình nợ xấu, nợ quá hạn và báo cáo UBND TP để có sự tập trung chỉ đạo, đồng
thời xây dựng các chương trình xử lý nợ để thu hồi nợ xấu, nâng cao chất lượng của
nguồn vốn tín dụng ưu đãi; Phối hợp với các Hội, Đoàn thể tăng cường kiểm tra, đôn đốc đối với hộ gia đình vay vốn; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với người dân, đảm bảo hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn
tín dụng ưu đãi, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
3.2.2. Cải tiến hồ sơ thủ tục cho vay vốn
* Trong trường hợp cho vay gián tiếp qua cá tổ hội, ngân hàng cần quy định
ngày làm việc cụ thể, nên một tuần có một ngày làm việc với tổ chức hội về xét duyệt
cho vay, tránh tình trạng yêu cầu số lượng vay vốn của tổ phải đủ lớn thì người phụ
* Thực tế cho thấy, phần lớn các hộ nghèo có chủ hộ là nữ. Kết quả hoạt động
tín dụng những năm quả cho thấy phụ nữ quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn nam giới. Từ kinh nghiệm cho hộ nông dân nghèo vay vốn ở các nước trên thế giới, chúng
ta thấy rằng thủ tục cho vay cần đơn giản. Vỉ thế NHCSXH tiếp tục cần đẩy mạnh
mạng lưới thông qua Hội phụ nữ xã. Thủ tục cho vay được cải tiến như sau: Hội phụ
nữ xã căn cứ vào đơn xin vay vốn của các hộ, xem xét tình hình cụ thể và lập danh
sách các hộ cần vay vốn, cán bộ tín dụng của NHCSXH đến tận xã, cùng với đại diện
UBND xã (tốt nhất là cán bộ chuyên trách xóa đói giảm nghèo) và Hội phụ nữ thẩm
tra xem xét tình trạng cụ thể của từng hộ, rồi quyết định cho vay. Mọi thủ tục xét
duyệt và cho vay chỉ nên trong vòng 1 tuần.
3.2.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng CSXH Thành phố Nha Trang
Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và việc
nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách
của NHCSXH. Tại sao chất lượng nguồn nhân lực lại có vai trò quan trọng đến vậy?
Bởi vì chất lượng nguồn nhân lực là năng lực, trình độ, thể lực, tinh thần, thái độ, đạo đức, tác phong của các thành viên hợp thành nguồn nhân lực.
Làm thế nào, bắt đầu từ đâu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là bài toán khó giải được đặt ra cho các nhà quản lý, điều hành. Hay xem xét những yếu tố
cấu thành chất lượng nguồn nhân lực, chỉ có một phần nhỏ do yếu tố bẩm sinh, di
truyền những yếu tố còn lại đều do môi trường giáo dục mà nên.
Nguồn nhân lực ở tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nào cũng có những chất lượng nguồn nhân lực lại rất khác nhau tùy thuộc vào định hướng đào tạo, phương
thức đào tạo và cách bố trí, sử dụng cán bộ của từng cơ quan.
NHCSXH Khánh Hòa là một ngân hàng còn rất non trẻ trong hệ thống các
Ngân hàng quốc doanh, non trẻ về mọi mặt từ thời gian, mạng lưới, kinh nghiệm hoạt động đến đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, tác nghiệp. Điểm qua về đội ngũ cán bộ
nguồn nhân lực NHCSXH Thành phố Nha Trang cho thấy: cán bộ trẻ ¾ tổng số cán
bộ mới vào nghề chỉ được học lý thuyết chung chung ở các trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp chưa có kinh nghiệm hoạt động thực tế cũng như kinh
nghiệm chuyên môn và kỹ năng giao tiếp cộng đồng. Một số ít đã có kinh nghiệm,
hoạt động lâu năm nhưng do được đào tạo hoàn toàn trong thời kỳ tập trung bao cấp
nay tuổi đã cao không theo kịp tiến bộ của khoa học, yếu kém về công nghệ thông tin
và ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ điều hành là cán bộ giỏi nghiệp vụ đưa lên nhưng do chưa được đào tạo sâu về quản lý, điều hành nên còn lúng túng. Chỉ có tự học hỏi
nâng cao trình độ, thường xuyên cập nhật kiến thức.
Từ thực trạng trên đặt ra NHCSXH phải tăng cường công tác đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngay từ những ngày đầu
mới ra đời đi vào hoạt động mặc dù NHCSXH thành phố Nha Trang còn thiếu đủ thứ,
khó mọi bề nhưng Giám đốc NHCSXH TP. Nha Trang vẫn dành kinh phí và thời gian
cho việc đào tạo cán bộ. Đương nhiên, với nguồn kinh phí và thời gian hạn chế, công tác đào tạo chỉ thực hiện được các khóa đào tạo cấp tốc, nặng về phổ biến kiến thức chuyên môn theo văn bản, nhẹ về phương pháp sư phạm, thực hành, thảo luận, kiểm
tra kiến thức đã học nên kết quả còn hạn chế. Khi triển khai còn “Tam sao, thất bản”
dẫn đến một số nơi hiểu chưa đúng nên làm chưa tốt.
Do vậy đổi mới phương thức đào tạo, chuyển hướng từ phổ biến kiến thức đơn
thuần sang thành buổi tọa đàm, trao đổi bàn luận về các chủ đề như các tình huống
giao tiếp, ứng xử, kinh nghiệm giải quyết nghiệp vụ.
Trong một ngân hàng hiện hại phải xây dựng được văn hóa ngân hàng theo chiều hướng chuyên nghiệp, công bằng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người
quản trị và người lao động từ đó tạo tâm lý ổn định và người lao động luôn có tư tưởng gắn bó lâu dài với Ngân hàng nhờ các chính sách đãi ngộ cho cán bộ và mang lại cho đội ngũ nhân viên có cơ hội phát huy năng lực, sở trường và thăng tiến, Duy
trì sự trung thành gắn bó của nhân viên đối với ngân hàng là chìa khóa của sự thành công.
Đối với nguồn “nhân lực” là các cán bộ hội, tổ trưởng việc thường xuyên đào
tạo công tác quản lý còn quan trong hơn đó là các tổ chức hội lựa chọn tổ trưởng là tổ trưởng tổ dân phố, hoặc trưởng thôn là các thành phần nắm bắt được tình hình của tổ
dân phố mình và là những người có trình độ và uy tín trong dân.
3.2.4. Giải pháp quản lý tốt nguồn vốn ưu đãi thông qua các dự án
Thực tế cho thấy, việc hỗ trợ vốn cho người nghèo theo hình thức cấp phát của Nhà nước thông qua các dự án sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra tâm lý
trông chờ, ỷ lại, làm ảnh hưởng đến các đối tượng cho vay của NHCSXH. Đề nguồn
tài trợ của Nhà nước sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả cần
thực hiện qua kênh tín dụng, hoặc phải tương tự như tín dụng của NHCSXH nghĩa là phải có một mức lãi suất phù hợp để các hộ nghèo không ỷ lại.
3.2.5. Giải pháp kết hợp nguồn vốn ưu đãi NHCSXH với các chương trình
dự án khác
Tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi hiện đang được phấn tán ở nhiều kênh, nhiều chương trình vào một đầu mối cùng nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH để phân bổ và cho vay một cách hợp lý, có hiệu quả.
Thành phố cần giành một phần vốn ngân sách địa phương từ tăng nguồn thu
trong kế hoạch hàng năm để cấn đối nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi với đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Đối với các xã, phường trên địa bàn thành phố có khả năng về ngân sách có kế hoạch bổ sung thêm vốn ủy thác cho NHCSXH, cho vay theo
các chương trình, dự án chỉ định của địa phương.
3.2.6. Tập huấn kỹ thuật khuyến nông, đào tạo nghề và hạch toán kinh tế cho các hộ nghèo
Thiếu kiến thức là lý do ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo. Để
nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý tốt đồng vốn trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường. Thì cần phải nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết
khoa học kỹ thuật của các hộ nghèo cần tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Cơ quan khuyến nông, khuyến lâm thành phố cần phải kết hợp với chính quyền cơ sở, với các ban ngành các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức các lớp tập huấn
chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý cho hộ nghèo. Cần giúp cho các hộ nghèo