5. Bố cục luận văn
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí của Thành phố Nha Trang trong nền kinh tế quốc dân
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn
còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công
nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1
trực thuộc tỉnh của Việt Nam
Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn như
Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 , Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010, Hoa hậu Thế giới 2010...
Thành phố Nha Trang có tiềm năng về biển, đảo, tài nguyên phong phú đa dạng có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế của Tỉnh Khánh Hòa.
Thành phố đang được trú trọng đầu tư trở thành điểm du lịch mang tầm cơ quốc
tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận.
Mặc dù có nhiều thế mạnh, song nền kinh tế, xã hội của Thành phố đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao đang là trở ngại lớn đến bước đường
phát triển.
- Vị trí địa lý:
Tọa độ: 12°09′00″N 109°10′60″E12.15, 109.1833
Phía bắc giáp: Huyện Ninh Hòa Phía Tây giáp: Huyện Diên Khánh Phía Nam giáp: Huyện Cam Lâm
Phía Đông: là biển
Thành phố là trung tâm của tỉnh Khánh Hòa. - Địa hình:
Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh – Nha Trang. Một đồng
bằng được bồi lắp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích 300km2, địa hình đồng bằng bị
phân hóa mạnh:
Phần phía tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao
tuyệt đối khoảng 10-20m.
Phần phía đông là địa hình tịch tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị
phân cách mạnh bởi các dòng chảy.
Thành phố biển Nha Trang được nhiều người biết đến với tên gọi khác là “Vịnh
Nha Trang”. Vịnh có diên tích khoảng 507km2 bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó
Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng
4 ha.. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm
có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng
ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao
nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới[11]. Trong số các đảo trong
Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng.
Thành phố được mệnh danh là thành phố biển có bờ biển dài hơn 7 km nhưng địa hình đa dạng có sông, suối, kênh rạch và đồi núi thấp… Tạo ra các tiều vùng mang những đặc điểm, khí hậu, đất đại, nguồn nước tương đối đa dạng, thích hợp phát triển
nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, tài nguyên biển, một số vùng trồng cây ngắn ngày, phát triển thương mại – dịch vụ du lịch.
- Khí hậu:
Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7oC riêng trên đỉnh núi
Hòn Bà (cách Nha Trang 30km đương chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.
Tháng Nhiệt độ trung bình\ tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cao nhất (oC) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (oC) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 Lượng mưa (cm) 2,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 12,21
* Với đặc điểm tự nhiên của Nha Trang được thiên nhiên ưu đãi, tạo điều kiện
thuận lợi cho các ngành nghề phát triển cả ở quy mô lớn và nhỏ như: các ngành nghề đánh bắt, khái thác và nuôi trồng thủy hải sản, các loại hình dịch vụ và sản xuất phục
vụ cho hoạt động du lịch… Đó là môi trường tự nhiên thuận lợi giúp các hộ dân sinh
sống, phát triển, nhất là đối với hộ nghèo ở quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ.