Ảnh hưởng về an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh khánh hòa (Trang 89)

5. Bố cục luận văn

2.4.3. Ảnh hưởng về an ninh quốc phòng

Các hộ nghèo thường là các hộ có dân trí thấp dễ bị kể xấu lợi dụng như: dụ dỗ

thực hiện các công việc trái, vị phạm pháp luật, buôn lậu, vượt biên trái phép, truyền đạo trái pháp luật… Kẻ xấu lợi dụng nghèo đói để lôi kéo, kích động gây mất trật tự

an ninh, xã hội, từ khi Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách với các khu

vực biển đảo như các chương trình dự án, hỗ trợ vay vốn với lãi xuất thấp đặc biệt là nguồn tín dụng NHCSXH để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Qua đó mà những năm trở lại đây số hộ vượt biên trái phép giảm hẳn, nhiều hộ hồi cư được NHCSXH

Như vậy có thể nói hộ nghèo dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Với đóng góp để giảm trên 30% hộ nghèo hàng năm của toàn huyện có thể thấy ảnh hưởng nguồn vốn NHCSXH TP

Nha Trang ngày càng rất quan trọng không chỉ trong xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần bảo đảm an ninh xã hội.

2.5. Đánh giá chung về hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với việc XĐGN ở Thành phố Nha Trang.

2.5.1. Những mặt đã đạt được

Qua nghiên cứu nhận thấy rằng các mô hình kinh nghiệm của các nước trong

công cuộc xóa đói giảm nghèo nếu được vận dụng vào Việt Nam sâu rộng và trên nhiều kênh dẫn vốn như qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ

tín dụng Nhân dân, thông qua NHCSXH và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.

thì hiệu quả trong quá trình XĐGN được đẩy nhanh gon và tối ưu.Phát huy sức mạnh

tổng hợp, khai thác được tiềm năng to lớn về trí tuệ, sức của, sức người của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, thể hiện được bản chất tốt đẹp của

cộng đồng xã hội Việt Nam đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, hướng

tới mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Tất cả các hộ vay vốn đều thông qua tổ nhóm tiết kiệm, hộ vay không phải

thế chấp tài sản chủ yếu cho vay tín chấp, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, lãi suất ưu đãi, việc phục vụ nhân dân rất gần gũi và thuận tiện (tổ chức giao dịch đến từng xã

phường), huy động vốn thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, phương thức thu nợ trả định kỳ hàng tháng.

+ Điểm ưu việt của Việt Nam đó là sự quan tâm của Chính phủ, hoạt động XĐGN là của toàn đảng toàn dân, được thể hiện trong việc có sự góp mặt của các

thành phần tổ chức chính trị xã hội là thành viên Hội đồng Quản trị NHCSXH từ cấp trung ương đến địa phương.

HĐQT NHCSXH có 12 thành viên, gồm 9 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. 09 thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc NHNN Việt Nam là Chủ tịch HĐQT, 08 thành viên còn lại là Thứ trưởng hoặc cấp tương đương Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Văn phòng Chính phủ

và Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam; 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 uỷ viên giữ chức Phó Chủ tịch thường trực,

01 Uỷ viên giữ chức Tổng giám đốc, 01 Uỷ viên giữ chức Trưởng Ban kiểm soát.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có Ban đại diện HĐQT có chức năng giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo

của HĐQT tại các địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch xoá đói

giảm nghèo và dự án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử

dụng nguồn vốn ưu đãi.

Thành phần, số lượng thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp tại địa phương tương đương như thành phần của HĐQT ở TW (nhưng không có thành viên chuyên

trách) là cán bộ các cơ quan quản lý Nhà nước như các Sở, ban, ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban. Giúp việc cho Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc NHCSXH cùng cấp đảm nhận.

Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH đã ổn định, hoạt động có hiệu quả được các cơ quan Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể từ TW đến địa phương đánh giá cao. NHCSXH thực sự trở thành công cụ điều hành hữu

ích trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội của Chính

phủ, là người bạn đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội, địa chỉ tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Điều kiện xã hội của thành phố với số lượng lao động chiếm 2/3 dân số trong đó lao động nữ là 52%, mạng lưới y tế, giáo dục đầy đủ phủ đều trên 27 xã phường,

thường xuyên mở các lớp phổ cập giáo dục, lớp xóa mù chữ trình độ dân trí ngày càng

được cải thiện. Qua đó ta thấy việc nâng cao dân trí, bảo vệ sức khỏe của người dân

nói chung và hộ nghèo nói riêng được đảm bảo trong điều kiện tốt.

Trong điều kiện tình hình kinh tế phát triển của Thành phố Nha trang mạnh về

các ngành công nghiệp, thủy sản và nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Với diện tích đất

nông lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp sản lượng đạt thấp nhưng do sự cải tiến quy

trình sản xuất nên năng suất đạt cao, thủy sản chủ yếu là đánh bắt cá, nuôi tôm hùm, công nghiệp+ Các nguồn vốn ưu đãi trong thời gian qua đã làm thay đổi tình hình đói

nghèo của địa phương một cách nhanh chóng. Đặc biệt tín dụng ưu đãi của NHCSXH TP Nha Trang không những giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo thay đổi

cách nghĩ, cách làm cụ thể mở ra hướng làm ăn mới và tạo ra một hy vọng cho công

cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương một các bền vững.

- Số hộ nghèo được tiếp cần nguồn vốn NHCSXH ngày càng tăng, hiệu quả

việc sử dụng vốn cao thể hiện số hộ thoát nghèo tăng hàng năm. Điều đó thể hiện rằng NHCSXH là địa chỉ quen thuộc của hộ nghèo.

- Đời sống của người dân ngày một khá lên, đặc biệt đối với hộ nghèo vay vốn

thu nhập tăng so với trước khi tiếp cận vốn NHCSXH..

- Số vốn được vay bình quân trên một hộ tăng đều hàng năm. Chứng tỏ rằng

mô hình sản xuất kinh doanh của hộ vay đã sử dụng đúng mục đích có hiệu quả tốt.

2.5.2. Những mặt chưa đạt được

Tuy nhiên, nguồn vốn ưu đãi thông qua NHCSXH cũng còn một số tồn tại:

+ Nguồn vốn cho vay của NHCSXH còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay

của các hộ nghèo trên địa bàn.

+ Tín dụng ưu đãi thông qua các dự án lãi suất thấp cùng song song tồn tại

trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đã làm cho một số bộ phận dân nghèo chờ ỉ lại sự

thức nhầm lẫn nguồn vốn tín dụng NHCSXH là cấp phát từ đó ảnh hưởng đến việc

vận động các hộ nghèo vay tín dụng NHCSXH.

+ Vẫn còn tình trạng ưu tiên số lượng người vay, phải đủ số lượng theo yêu cầu

thì cán bộ tín dụng NHCSXH mới xuống giải ngân do đó ảnh hưởng đến kế hoạch sản

xuất, chăn nuôi, kinh doanh của nhiều hộ.

Thời gian làm thủ tục cho vay còn dài hơn 10 ngày đã làm cho nhiều hộ đôi khi

phải đi vay nóng lãi xuất cao, hoặc mua trả góp giá cao trong khi chờ đến ngày được

nhận tiền từ NHCSXH.

+ Các thành viên trong Hội đồng quản trị nhất là các chức danh kiêm nhiệm chưa dành nhiều thời gian với công tác XĐGN.

+ Đội ngũ cán bộ NHCSXH trẻ, năng động, nhiệt tình tuy nhiên còn thiếu tính

thực tiễn, và kỹ năng giao tiếp. Với đặc thù của NHCSXH món vay nhỏ, lẻ nên khối lượng khách hàng rất lơn so với các Ngân hàng thương mại khác, thao tác sự vụ, giải

quyết hồ sơ khối lượng nhiều.

Đội ngũ cán bộ hộ và tổ trưởng tổ vay vốn có nhiệt tình nhưng trình độ về quản

lý còn hạn chế.

+ Các chương trình tín dụng đa dạng nhưng cần phải mở rộng đối tượng là hộ

cận nghèo được vay vốn như vậy hộ nghèo mới có thể thoát nghèo được bền vững.

Thời gian cho vay hiện nay được thực hiện theo quy trình sản xuất cần có từng bước đổi mới về thời gian cho vay được tính đến thời điểm người vay tổ chức sản xuất

và ổn định được cuộc sống.

+ Có sự không đồng bộ giữa 2 bộ phận:

Đối với các xã phường luôn bị nặng về chỉ tiêu kế hoạch phải giảm nghèo hàng

năm, nên hộ nghèo qua các năm đều giảm. Nhưng trên thực tế các hộ dân ở ngưỡng nghèo đều thoát nghèo.

Đối với NHCSXH chỉ cho vay đối với hộ nghèo có tên trong danh sách hộ

thoát nghèo, nên việc thiếu vốn chu kỳ sau không thể vay được, việc hộ nghèo chưa

thoát nghèo bền vững, tái nghèo nhưng địa phương không ghi nhận về các trường hợp như vậy để xét duyệt hộ nghèo.

+ Còn bị hạn chế nhất là trong công tác kiểm tra kiểm soát trong quá trình vay vốn và sử dụng vốn của hộ vay, tuy việc này được thực hiện ở nhiểu cấp nhưng kỹ năng kiểm tra chưa cao dẫn đến việc hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, tổ trưởng xâm tiêu chiếm dụng, lãnh đạo hội vay ké..

Do đó cần có những định hướng, giải pháp để giải quyết các tồn tại trên. Đồng

thời cũng có các biện pháp nhằm mở rộng nguồn tín dụng ưu đãi NHCSXH để phục

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHCSXH TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NHA TRANG

Để phát triển tín dụng ưu đãi và sử dụng tốt tín dụng ưu đãi NHCSXH trong

xóa đói giảm nghèo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm tiến tới dân giàu nước mạnh

xã hội công bằng dân chủ văn minh thì phải đưa ra được định hướng phát triển và một

giải pháp để khắc phục các tồn tại đã đưa ra.

3.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp

3.1.1. Từ phân tích thực trạng ở chương 2

Với 75% hộ thiếu vốn sản xuất kinh doanh và 25% hộ thiếu kinh nghiêm trong sản xuất là nguyên nhân đói nghèo của các hộ điều tra.

Số hộ nghèo biết đến thông tin vay vốn NHCSXH là 70% và 52% có vay vốn từ

quỹ tiết kiệm giúp nhau không lấy lãi.

Số hộ vay vốn tại NHCSXH là 62,5% và 37,5% hộ vay thuộc các chương trình dự án. Với 70% số vốn giải ngân của NHCSXH còn vốn từ quỹ tiết kiệm giúp nhau

không lấy lãi chỉ chiếm 13,4% như vậy nguồn vốn NHCSXH trong dân là chính. Mức cho vay tối đa NHCSXH là 30 triệu đồng còn tại các chương trình dự án là 7 triệu đồng. Với hộ vay vốn NHCSXH đầu tư chủ yếu vào chăn nuôi và sản xuất tiểu

thủ công nghiệp, trồng trọt còn các chương trình dự án là thương mại và dịch vụ, trồng

trọt.

Điều đó đã làm tăng thu nhập bình quân của hộ vay NHCSXH luôn cao hơn hộ

vay từ các dự án. Kết quả là tỷ lệ hộ thoát nghèo từ việc vay vốn của NHCSXH là 71,4% còn từ dự án là 43,9%.

Hộ vay đánh giá số vốn vay tại NHCSXH là vừa phải chiếm tỷ lệ 65,8% thời

gian vay phù hợp 100%, còn đối với dự án số vốn vay ít tỷ lệ 55,5% thời gian vay

ngắn 50,8%. Họ nhận định chung là lãi suất vay vừa phải đối với 2 hình thức hỗ trợ.

Thủ tục vay vốn của NHCSXH là thuận tiện trong khi đó thủ tục các dự án thì

rườm rà. Thái độ phục vụ NHCSXH nhiệt tình.

3.1.2. Từ định hướng phát triển trong thời gian tới3.1.2.1. Cơ sở đề xuất định hướng 3.1.2.1. Cơ sở đề xuất định hướng

Vai trò to lớn của tín dụng ưu đãi trong quá trình XĐGN là rất to lớn. Trong đó ảnh hướng quan trọng của tín dụng ưu đãi NHCSXH đối với công tác XĐGN trên cả nước nói chung và TP Nha Trang nói riêng là không thể phủ nhận. Trong lĩnh vực

giảm nghèo kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định tín dụng NHCSXH có ảnh hưởng quan trọng đến XĐGN, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định xã hội… và làm

thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống đưa ra triển vọng cho các hộ thoát nghèo một cách bền vững.

Từ thực trạng tín dụng ưu đãi NHCSXH hiện hành, cơ chế tổ chức và cách thức

hoạt động tín dụng trên địa bàn TP. Nha Trang hiện nay mặc dù đã có đóng góp tích

cực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo hướng tới dân giàu nước mạnh. Tuy nhiên bản thân việc tổ chức các hoạt động tín dụng ưu đãi NHCSXH vẫn còn một số điểm

tồn tại cần nghiên cứu và hoàn thiện.

Với địa thế cảng biển và ưu thế về du lịch, phù hợp phát triển khái thác nuôi

trồng thủy hải sản, sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ, dịch vụ du lịch, sửa chữa đóng

tàu, kinh doanh …, lực lượng lao động dồi dào có thể đào tạo để xuất khẩu lao động

và nhiều lợi thế, tiềm năng khác đã được Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ XX đưa ra đến năm 2010 và định hướng tới năm 2015 về mục tiêu phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững. Do vậy, nhu cầu về nguồn tín dụng ưu đãi cho

XĐGN là rất quan trọng cấp thiết. Đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước và hệ thống

NHCSXH của Thành phố luôn đặt trong trang thái vận động, tự điều chỉnh để mở

rộng, nâng cao, hoàn thiện công tác phục vụ nhằm đáp ứng đủ nguồn tín dụng ưu đãi cho mục tiêu XĐGN. Trong thời gian tới NHCSXH ngoài việc tối đa nguồng vấn cần

3.1.2.2. Định hướng

Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của tín dụng NHCSXH đến giảm tỷ lệ nghèo các năm qua cũng như trong tương lai. Các tổ chức phân phối tín dụng ưu đãi và NHCSXH cần xác định mục

tiêu và giải pháp cụ thể theo các định hướng sau đây:

* Tiếp tục mở rộng tổ tín dụng cho vay tại cơ sở nhất là các tổ dân phố hiện chưa có tổ tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho XĐGN.

* Tiến hành nâng cao công tác huy động tiết kiệm các thành viên trong tổ tín

dụng.

* Mở rộng các đối tượng được vay của các chương trình tín dụng tại NHCSXH. * Để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo Nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương ưu đãi vốn, lãi suất thấp, kéo dài thời hạn vay với người nghèo để phát triển

sản xuất, tăng thu nhập.

3.1.3. Từ nghiên cứu lý thuyết ở chương 1, đặc biệt là kinh nghiệm thành công của một số nước. công của một số nước.

Kinh nghiệm về hình thức hoạt động của các nước đã được áp dụng rộng rãi và phổ biến tại Việt Nam như: hoạt động thống qua các tổ nhóm của các kênh dẫn vốn cho người nghèo như hoạt động của NHCSXH, các chương trình, dự án được ủy thác

do các tổ chức Hội đoàn thể quản lý. Ngoài việc hoạt động thông qua tổ còn thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thành viên trong tổ, việc cho vay bằng tín chấp, thủ tục đơn giản. Khấu kiểm tra kiểm soát trong quá trình vay vốn do tổ trưởng và hội kiểm

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh khánh hòa (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)