Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 40)

5. Bố cục luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước

1.4.1.1.Bangladesh

Ở đây có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ

phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp

tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của

GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn

mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4 acre đất canh tác và mức thu

nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/ năm. GB được quyền đi vay để cho vay và

kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay

nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành của Bangladesh [28].

Hoạt động GB với nguyên tắc:

Thứ nhất: Để phát triển, GB phải tự bụ đắp được chi phí. Như vậy định chế tài chính này với thiết chê tín dụng đặc biệt nhưng cũng là một ngân hàng thương mại

truyền thống. Nó không được bao cấp bằng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ.

Thứ hai: GB cho vay trực tiếp đến hộ nghèo thông qua tổ nhóm “Tiết kiệm và vay vốn”. Thật đúng với mục tiêu vì người nghèo. GB thường tự tìm kiếm đế khách

hàng chứ không phải chờ khách hàng đến với họ.

Thứ ba: GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín

chấp là đủ. Thủ tục cho vay vốn của GB rất đơn giản, thuận tiện. Một người muốn vay

vốn chỉ cần làm đơn và được 4 người khác bảo lãnh cho mình là được. Họ đã dám làm

điều đó bởi vì họ tin tưởng tuyệt vời đối với người nghèo, trách nhiệm tập thể nhóm

vay vốn và một cái gì đó hơn thế chính là GB cả một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt,

tạo cho người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.

Thứ tư: Để được vay vốn, người vay phải đủ chuẩn mực phân biệt đối với người

nghèo.

Thứ năm:GB được quyền đi vay để cho vay và được ủy thác nhận tài trợ từ các

tổ chức quốc tế, huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên là quản lý các quỹ của nhóm, được phát hành trái phiếu và giấy nhận nợ khác có sự bảo lãnh của chính phủ.

GB cũng được cơ chế tài chính như các ngân hàng thương mại: chênh lệch thu chi

được dùng để bù đắp chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng và quỹ tích lũy tăng trưởng

nguồn vốn. Điều đặc biệt khác, quy định khấu trừ 5% vay để nộp thuế nhóm, và 5% tiền vay lập quỹ bảo hiểm. Đây là sợi dây kinh tế ràng buộc các thành viên đối với

khỏi nhóm không được rút vốn đã góp vào.

Nguồn vốn của GB những năm trước đây chủ yếu từ các quỹ Chính phủ, quỹ Na

Uy, quỹ Sida cho vay với lãi suất “mềm”. Từ năm 1993 đến nay GB không vay của

Chính phủ nữa mà vay của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất như các ngân hàng thương mại khác vay. Điều đó đủ sức chứng minh sức sống và sự phát triển mạnh mẽ

của ngân hàng GB ngày nay.

Thời gian cho vay áp dụng theo chu kỳ sản xuất nhưng không phân biệt vốn cho

vay ngắn hạn, dài hạn mà chỉ quy định trả nợ hàng tuần. Hiện nay tổng doanh số cho

vay hàng tháng của GB trên 100 triệu USD.

Ngày nay mô hình GB không chỉ hiện diện trong một quốc gia nhỏ bé Bangladesh mà đã có nhiều nước trên thế giới học tập, ứng dụng kể cả các nước phát

triển như Phần Lan, Canada…

Với chính sách này thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, hộ nghèo dễ tiếp cận, phát huy được tính cộng đồng (tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn), với việc

kiểm tra chắt chẽ nên tạo cho hộ vay sử dụng vốn hiệu quả, biết cách làm ăn và tiết

kiệm. Tuy nhiên với hộ nghèo việc sản xuất hay kinh doanh đều với quy mô nhỏ, chứa đựng nhiều rủi ro mất vốn do các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, lũ lụt hay khi chính sách nhà nước thay đổi… nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước

phải có chính sách cấp bùi cho những khoản vay bị rủi ro.

Một phần của tài liệu hoạt động tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo tại tỉnh khánh hòa (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)