5. B ố cục luận văn
1.5.2. Vai trò c ủa tín dụng ngân hàng đối với hộ ngh èo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu và cơ bản
là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn là “chìa khóa”
để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo đói. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào tình thế luẩn quẩn làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, bán lúa non, cầm cố ruộng đất, chặt phá rừng… mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng
ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa họ. mặt khác do thiếu kiến
thức làm ăn nên họ chấm đổi mới tư duy làm ăn bảo thủ với phương thức làm ăn cũ cổ
truyền, không áp dụng kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động làm cho sản phẩm sản
xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật làm ăn là một cản lực lớn nhất hạn
chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình nghèo. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
Người nghèo đói do nguyên nhân như: Già, yếu, ốm đau, không có sức lao động, do động con dẫn đến thiếu lao động, do mắc tệ nạn xã hội do lười lao động, do
thiếu kiến thức trong sản xuất kinh doanh, do điều kiện tự nhiên bất thuận lợi, do không được đầu tư, do thiếu vốn… trong thực tế ở nông thôn Việt Nam bản chất của
những người nông dân là tiết kiệm cần cù, nhưng nghèo đói do không có vốn để tổ
chức sản xuất, thâm canh, tổ chức kinh doanh. Vì vậy, vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn để thoát đói nghèo. Khi có vốn
trong tay, với bản chất cần cù của người nông dân, bằng chính sức lao động của bản thân và gia đình họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, cây con giống để tổ chức
sản xuất thực hiện thâm canh tạo ra năng xuất và sản phẩm hàng hóa cao hơn, tăng thu
nhập, cải thiện đời sống.
+ Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chỉ dùng cho sản xuất
hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng
tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế khi nguồn vốn tín
dụng đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng
lãi sẽ không có thị trường hoạt động.
+ Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xut kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản
xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để
có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản
xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng hoạt động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt
việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách
trực tiếp.
+ Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội
Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hóa lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất cao
và áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng. Để làm
được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư… những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực
tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông
nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và
lao động xã hội.
+ Cung ứng vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các
ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, chính quyền đã có tác dụng:
Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế địa phương.
Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quả lý kinh tế
Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ơ dân đối với Đảng, Nhà nước.
Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra được bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội và nông thôn.
* Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lý thuyết ta có được thế nào là nghèo đói nó được đo lường bởi
các chuẩn nghèo từng giai đoàn và các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói như do phong
tục tập quán, rủi ro trong cuộc sống, bệnh tật… nhưng chủ yếu là do thiếu vốn sản
xuất kinh doanh, thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn. Bài học kinh nghiệm của các
quốc gia Bangladesh, Thái Lan, Malaysia trong công tác xóa đói giảm nghèo là cấp tín
dụng với mô hình là thông qua các tổ nhóm tiết kiệm, thủ tục đơn giản, hình thức cho
vay tín chấp và có sự kiểm tra kiểm soát chặt chẽ trong thời gian vay vốn, sử dụng
vốn hiệu quả và đúng mục đích. Bài học này được áp dụng tại Việt Nam với nhiều
kênh dẫn vốn đến hộ nghèo như thông qua các chương trình dự án của Chính phủ nhưng hiện nay kênh có số vốn lớn nhất và là cơ quan chuyên trách đó là thông qua
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thực hiện cho vay hộ nghèo
và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào được
Chương 2
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI VÀ ẢNH HƯỞNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CỦA NHCSXH ĐẾN GIẢM NGHÈO TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
2.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Nha Trang
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí của Thành phố Nha Trang trong nền kinh tế quốc dân
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn
còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công
nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1
trực thuộc tỉnh của Việt Nam
Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng được biết đến như một địa điểm lý tưởng để tổ chức các sự kiện lớn như
Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 , Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái đất 2010, Hoa hậu Thế giới 2010...
Thành phố Nha Trang có tiềm năng về biển, đảo, tài nguyên phong phú đa dạng có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế của Tỉnh Khánh Hòa.
Thành phố đang được trú trọng đầu tư trở thành điểm du lịch mang tầm cơ quốc
tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước lân cận.
Mặc dù có nhiều thế mạnh, song nền kinh tế, xã hội của Thành phố đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao đang là trở ngại lớn đến bước đường
phát triển.
- Vị trí địa lý:
Tọa độ: 12°09′00″N 109°10′60″E12.15, 109.1833
Phía bắc giáp: Huyện Ninh Hòa Phía Tây giáp: Huyện Diên Khánh Phía Nam giáp: Huyện Cam Lâm
Phía Đông: là biển
Thành phố là trung tâm của tỉnh Khánh Hòa. - Địa hình:
Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh – Nha Trang. Một đồng
bằng được bồi lắp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích 300km2, địa hình đồng bằng bị
phân hóa mạnh:
Phần phía tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao
tuyệt đối khoảng 10-20m.
Phần phía đông là địa hình tịch tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị
phân cách mạnh bởi các dòng chảy.
Thành phố biển Nha Trang được nhiều người biết đến với tên gọi khác là “Vịnh
Nha Trang”. Vịnh có diên tích khoảng 507km2 bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó
Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha; đảo nhỏ nhất là Hòn Nọc chỉ khoảng
4 ha.. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm
có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng
ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt khu vực Hòn Mun của Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao
nhất với 350 loài rạn san hô chiếm 40% san hô trên thế giới[11]. Trong số các đảo trong
Nguyên) nơi có Thủy Cung Trí Nguyên với những sinh vật biển kỳ lạ. Cách hồ là bãi sỏi đủ màu, đủ dáng, trải thành từng lớp trên bờ thay cho cát trắng.
Thành phố được mệnh danh là thành phố biển có bờ biển dài hơn 7 km nhưng địa hình đa dạng có sông, suối, kênh rạch và đồi núi thấp… Tạo ra các tiều vùng mang những đặc điểm, khí hậu, đất đại, nguồn nước tương đối đa dạng, thích hợp phát triển
nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, tài nguyên biển, một số vùng trồng cây ngắn ngày, phát triển thương mại – dịch vụ du lịch.
- Khí hậu:
Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7oC riêng trên đỉnh núi
Hòn Bà (cách Nha Trang 30km đương chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.
Tháng Nhiệt độ trung bình\ tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cao nhất (oC) 27 28 29 31 32 32 32 32 32 30 28 27 Thấp nhất (oC) 22 22 23 25 26 26 26 26 25 24 24 22 Lượng mưa (cm) 2,4 0,56 2,07 1,98 5,08 3,48 2,62 3,23 13,38 25,43 25,12 12,21
* Với đặc điểm tự nhiên của Nha Trang được thiên nhiên ưu đãi, tạo điều kiện
thuận lợi cho các ngành nghề phát triển cả ở quy mô lớn và nhỏ như: các ngành nghề đánh bắt, khái thác và nuôi trồng thủy hải sản, các loại hình dịch vụ và sản xuất phục
vụ cho hoạt động du lịch… Đó là môi trường tự nhiên thuận lợi giúp các hộ dân sinh
sống, phát triển, nhất là đối với hộ nghèo ở quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ.
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
a. Dân số: Theo số liệu thống kê đến 31/12/2009 toàn thành phố 86.060 hộ tăng hơn 14 ngàn hộ so với năm 2003. Số nhân khẩu trong mỗi gia đình cũng có sự
khác nhau, bình quân 4,5- 5 người/ hộ, đôi khi lên đến 6-8 người/ hộ. Tốc độ tăng dân
số các năm giao động từ 1,2 đến 1,5% [16]
ĐVT: người 2,004 2,006 2,008 2,009