5. Bố cục luận văn
1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tính chất tín dụng: Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một
số tiền (hiện kim) hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng; Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được
“hoàn trả”; Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ
lợi tức tín dụng.
Tín dụng là mối quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó
sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai.
Như vậy một quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng sau:
Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời.
Thứ hai, tính hoàn trả.
Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho
vay.
Từ những khái niệm trên cho thấy bản chất tín dụng là một giao dịch về tiền
hoặc giấy tờ có giá trị như tiền dựa trên cơ sở có khả năng hoàn trả. Cơ sở để quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của chủ nợ về khả năng thanh toán của con nợ, là sự tín nhiệm, sự tin tưởng lẫn nhau. Trong đó hành động hoàn trả là đặc trưng bản
chất tín dụng, là dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt tín dụng với các dạng hỗ trợ tài chính không phải hoàn trả gốc và lãi.
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các xí nghiệp,
tổ chức kinh tế, các tổ chức cá nhân được thực hiện dưới hình thức ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) đối với các đối tượng nói trên. Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, nó có thể xâm nhập
vào các ngành, với nhiều loại hình và quy mô hoạt động lớn, vừa và nhỏ, không
những xâm nhập vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà còn xâm nhập vào nhiều lĩnh
sự phát triển của nền kinh tế xã hội [24].
* Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là một bộ phận hợp thành của chính sách kinh tế, phục vụ
chính sách kinh tế và chịu sự chi phối của chính sách kinh tế. Đảng và Nhà nước chúng ta đã có nhiều Nghị quyết đề cập đến vấn đề củng cố và tăng cường công tác tín
dụng. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta.
Chính sách tín dụng bao gồm những quan điểm định hướng về khai thác động
viên và phân phối các nguồn vốn tạm thời chưa từng dùng đến của các đơn vị kinh tế
xã hội của các ngành và trong dân cư, nhằm thực hiện đường lối xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Đảng. Nói cách khác, chính sách tín dụng bao gồm việc đưa ra các quan điểm có cơ sở khoa học về việc tổ chức các quan hệ tín dụng và đề ra các
nhiệm vụ trong lĩnh vực cho vay nền kinh tế quốc dân và dân cư, việc kết hợp các phướng pháp tài chính và tín dụng trong việc phân phối và phân phối lài tiền vốn, các
liên hệ lẫn nhau của việc cho vay với việc tổ chức chu chuyển tiền tệ, các nguyên tắc
chủ yếu của cho vay tương quan của các phương pháp kinh tế và tổ chức trong hoạt động tín dụng.
Đối với một ngân hàng thương mại, chính sách tín dụng là một hệ thống các
biện pháp liên quan đến việc khuếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt
mục tiêu đã được hoạch định của ngân hàng thương mại đó và hạn chế rủi ro bảo đảm
an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Đối với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng của Nhà nước
hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, chính sách tín dụng là để phục vụ cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện các chính sách kinh kế xã hội nhất định của quốc
gia.
Tín dụng ưu đãi: Là chính sách tín dụng - công cụ tài chính quan trọng, là hệ
chính phủ để thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
NHCSXH được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
1.2.2. Tín dụng đối với người nghèo * Khái niệm tín dụng đối với người nghèo: