Sự hội nhập trong khu vực ngày càng sâu rộng

Một phần của tài liệu Cơ hội thu hút và phát triển hoạt động đầu tư cho các nước ASEAN khi tham gia vào AIA.doc (Trang 58 - 60)

II. Tình hình hoạt động FDI tại các nớc ASEAN

5.Sự hội nhập trong khu vực ngày càng sâu rộng

Mục đích ban đầu của việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á-

ASEAN- là liên kết với nhau cùng phát triển kinh tế và văn hoá, xây dựng Đông nam á trở thành một khu vực hoà bình, ổn định, một cộng đồng phát triển thịnh v- ợng và cho đến nay tôn chỉ ấy vẫn đợc các nớc duy trì, thể hiện trong mối quan hệ ngày càng gần gũi và mật thiết giữa các nớc thành viên trên cả lĩnh vực chính trị, văn hoá, thơng mại.

Trong thơng mại, ý tởng thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, AFTA, đợc đa ra tại Hội nghị thợng đỉnh lần thứ 4 tại Singapore năm 1992 dần trở thành hiện thực khi các quốc gia thành viên đang nỗ lực thực hiên hiệp định u dãi thuế quan có hiệu lực chung- CEPT- linh hồn của AFTA mà nội dung chính là

thông qua việc từng bớc cắt giảm thuế quan trong thơng mại nội bộ ASEAN xuống còn 0-5% và đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về định lợng và các hàng rào phi thuế quan. Cụ thể, 6 nớc thành viên cũ đã đa 85% số dòng thuế xuống mức 0-5% vào năm 2000 và tiến tới đa 100% số dòng thuế xuống mức 0-5% trong năm 2002. Các nớc thành viên mới sẽ tối đa hoá dòng thuế có thuế suất 0-5% vào năm 2003 (đối với Việt Nam) và 2005 (đối với Lào và Myanmar) và tối đa hoá số dòng thuế có thuế suất 0% vào các năm 2006 và 2008 tơng ứng.

Trong lĩnh vực hải quan, các quốc gia cùng nhau thống nhất thành lập một mẫu tờ khai hải quan chung cho các sản phẩm có xuất xứ từ các nớc thành viên nhằm đơn giản hoá thủ tục hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia trong khối ASEAN.

Trong lĩnh vực công nghiệp, các quốc gia ASEAN đã ký kết với nhau Hiệp định về hợp tác phát triển công nghiệp, AICO, tại Singapore tháng 4/1996. Theo Hiệp định, một thể chế hợp tác mới với trọng tâm là dành u đãi thuế quan thấp bằng mức quy định trong Hiệp định thuế quan u đãi có hiệu lực chung CEPT đợc thiết lập. Nghĩa là, một công ty bất kỳ trong ASEAN muốn liên kết chế tạo sản phẩm công nghiệp với nhau nếu có đợc đầy đủ điều kiện nh quy định thì sẽ đợc hởng mức thuế suất thấp 0-5% đối với tất cả các sản phẩm đầu ra hoàn chỉnh và bán hoàn chỉnh.

Trên lĩnh vực đầu t, năm 1998 các nớc thành viên đã cùng nhau đặt bút ký Hiệp định khung về việc thành lập một khu vực đầu t chung giữa các nớc ASEAN với mục đích là thu hút và mở rộng hơn nữa dòng vốn FDI vào Khu vực cũng nh trong nội bộ Khu vực. Theo Hiệp định, năm 2010 các quốc gia thành viên sẽ mở cửa tất cả các ngành cho các nhà đầu t ASEAN và năm 2020 là cho các nhà đầu t ngoài ASEAN. Tuy nhiên, nhằm thu hút hơn nữa dòng FDI vào ASEAN, Hội nghị lần thứ 14 của Hội đồng AIA ngày 12/09/2001 tại Hà Nội đã quyết định áp dụng tất

cả những cơ chế u đãi của AIA cho các nhà đầu t nớc ngoài khi đầu t vào các lĩnh vực chế biến công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp và khai khoáng vào năm 2010 đối với các nớc thành viên cũ và 2015 đối với các nớc thành viên mới. Điều này cũng có nghĩa là tất cả những loại trừ trong việc tham gia vào các ngành đợc phép đầu và những giói hạn trong quy chế đãi ngộ quốc dân sẽ đợc bãi bỏ theo thời hạn này.

Khu vực ASEAN với những lợi thế về con ngời, về thiên nhiên, về trình độ phát triển đa dạng, về hệ thống chính sách cởi mở, thông thoáng và tiến trình hội nhập khu vực chặt chẽ sâu rộng cùng với khả năng hiện thực hoá một khu vực đầu t ASEAN chắc chắn sẽ đem lại một cái nhìn mới cho các nhà đầu t nớc ngoài về một ASEAN- giàu tiềm năng, phát triển, hội nhập, môi trờng đầu t thông thoáng- và điều này hoàn toàn có thể mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia Đông Nam á trong việc thu hút và mở rộng hoạt động đầu t.

Một phần của tài liệu Cơ hội thu hút và phát triển hoạt động đầu tư cho các nước ASEAN khi tham gia vào AIA.doc (Trang 58 - 60)