7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)
4.1.2.2. Phân loại vốn huy động theo đối tượng
Như các NHTM khác, hoạt động kinh doanh chủ yếu của SCB An Giang là dựa vào nguồn vốn huy động. Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về
vốn của các cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế ngày càng tăng cao và trở nên bức thiết thì việc ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Hội sở. Trong thời gian qua, để từng bước tự chủ nguồn vốn phục vụ cho nền kinh tế nói chung và phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn nói riêng, SCB An Giang đã ra sức tăng cường công tác huy động vốn bằng cách đưa ra nhiều hình thức huy động, tăng cường tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ
các tổ chức kinh tế, cá nhân.
Hình 04: HUY ĐỘNG VỐN THEO ĐỐI TƯỢNG TẠI SCB AN GIANG
Dựa vào hình 04, ta có thể nói tình hình huy động vốn tại SCB An Giang khá hiệu quả trong 3 năm 2006-2008. Vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu hình thành từ tiền gửi của cá nhân, nó có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2006, loại tiền gửi chỉ 61% trên tổng vốn huy động, năm 2007 tăng lên 72% và tiếp tực tăng lên trong năm 2008, đạt 87%. Đây là loại tiền gửi rất ổn định vì đặc
2007 10% 72% 18% 2006 0 % 3 9 % 6 1% 2008 2% 11% 87% Tổ chức tín dụng Tổ chức kinh tế Cá nhân
điểm tiền gửi của cá nhân là món tiền có giá trị thấp nhưng số lượng gửi thì cao do đó không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do hiệu quả trong chính sách huy động vốn của Hội sở nói chung và của chi nhánh SCB An Giang nói riêng. Ngân hàng đã có những sản phẩm huy động vốn thật độc đáo, đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng khác nhau.
Tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế kinh tế trên tổng vốn huy động tai SCB An Giang từ 2006 đến 2008 có xu hướng giảm qua các năm. Trong năm 2006 tỷ trọng của nguồn vốn này so với tổng vốn huy động chiếm tỷ lệ khá cao 39%. Tuy nhiên, trong năm 2007 tỷ trọng này lại xuống thấp khoảng 18% và tiếp tục giảm trong năm 2008, đạt 11%. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm đã thể hiện sự hợp lý trong huy động vốn của SCB An Giang, khi đó khả
năng thanh toán của SCB được đảm bảo bởi vì đặc điểm của loại tiền gửi này là giá trị của món tiền gửi rất lớn song song đó nhu cầu sử dụng vốn của các tổ
chức kinh tế lại rất cao, thường xuyên và khó dự đoán trước. Do đó để đảm bảo khả năng thanh toán, Ngân hàng đã đưa ra một số quy định trong việc rút tiền của các TCKT như TCKT nào muốn rút ra món tiền giá trị trên 1 tỷ thì phải thông báo cho Ngân hàng trước 3 ngày, còn món tiền trên 500 triệu thì phải thông báo trước một ngày.
Bên cạnh đó, tiền gửi của các tổ chức tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng. Nó đảm bảo các dịch vụ thanh toán qua ngân hàngn được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như
thuận tiện cho việc chi trả tiền hàng, việc thanh toán không dùng tiền mặt,… Ta thấy, trong năm 2007 tiền gửi của các tổ chức kinh tế trên tổng vốn huy động chiếm tỷ trọng khá lớn hơn 10%, quá cao. Đây là loại tiền gửi không ổn đinh, nó có thểđược rút ra bất kỳ lúc nào nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng nếu nó chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, trong năm 2008 tỷ trọng này đã giảm xuống rất thấp khoảng 2% trên vốn huy động. Tỷ số này khá hợp lý, nó vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang.
Tóm lại, qua 3 năm từ 2006 đến 2008 mặc dù vốn huy động tại chi nhánh không ngừng tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn
của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần phải đề ra các chính sách huy động vốn thật hiệu quảđể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư nhiều hơn nhằm nâng cao cả về
mặt giá trị lẫn tỷ trọng của loại tiền gửi này vì đây là nguồn vốn rất ổn định góp phần rất lớn vào hiệu quả hoạt động của SCB An Giang.