Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 91 - 92)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

5.2.2Các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

- Ngân hàng cần tập trung xử lí, thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, nợđã cơ cấu thời hạn trả nợ và những khoản nợ cho vay theo chỉđịnh tồn đọng không sinh lời. Hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh bằng biện pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản vay. Khi khoản cho vay trở nên có vấn đề cần phải tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm kiểm tra xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong từng khâu trong quá trình cho vay, thu nợ, tránh những xung đột về quyền lợi có thể

xảy ra giữa các cán bộ ngân hàng đồng thời công việc xử lý thu hồi nợ nên được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực thu hồi nợ sẽ hiệu quả hơn.

- Ngoài ra, cần tăng cường chất lượng công tác thông tin phòng ngừa rủi ro và kiểm tra, kiểm soát nội bộ; nâng cao kiến thức pháp luật, khả năng dự đoán xu hướng và cảnh báo rủi ro tiềm tàng của cán bộ làm công tác kiểm soát tín dụng.

- Thường xuyên phân tích đánh giá thực trạng dư nợ của từng khách hàng nhằm xem xét đánh giá điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ

của khách hàng, từ đó phát hiện ra những món nợ có rủi ro tiềm ẩn, nhất là các khoản nợ có gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các khoản nợ chậm trả lãi. Đối với những khách hàng có thực hiện đảm bảo tiền vay phải phân tích biến động của tài sản làm đảm bảo nếu phát hiện trong sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp phải khó khăn, cần có biện pháp thích hợp cùng khách hàng giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo cho việc thu hồi vốn đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 91 - 92)