ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN (L)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 84 - 87)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.5ĐÁNH GIÁ TÍNH THANH KHOẢN (L)

Một ngân hàng được xem là thanh khoản nếu có khả năng tiếp cận được

đầy đủ với nguồn thanh khoản một cách tức thời, tại mức chi phí hợp lý và tại thời điểm có nhu cầu. Do vậy, một ngân hàng hoạt động bình thường phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là phải đảm bảo được các nhu cầu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh tóan đột xuất. Nếu không thì ngân hàng có thể bị bị mất khả năng thanh toán và có nguy cơ bị phá sản. Do đó, việc

đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng là vô cùng quan trọng quyết định

đến sự thành, bại của ngân hàng.

Để phân tích khả năng thanh toán của ngân hàng ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích trong bảng 10.

Tài sn có thanh khon/Vn huy động

Tỷ số này tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động chiếm rất cao, 25,53% tức là trong 100 đơn vị vốn huy động thì có 25,53 đơn vị

tài sản có thể dùng để thanh toán ngay. Nguyên nhân là do Chi nhánh mới đi vào hoạt động vào tháng 06/2006 nên đểđảm bảo hoạt động ổn định SCB An Giang trích lập lại một lượng tiền tương đối ở NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Đến năm 2007, do hoạt động đã đi vào ổn định nên khoản tiền gửi tại NHNN giảm xuống đáng kể 34,8% so với năm 2006. Tuy vây, tài khoản có thanh khoản tại SCB An Giang vẫn tăng 1.570,6 triệu đồng, tức tăng 28,6% so với năm 2006 nhưng tốc độ tăng của tổng vốn huy động còn nhanh hơn rất nhiều so với tài sản có thanh khoản. Năm 2007, vốn huy động tăng khoảng 381% so với năm 2006. Điều này đã kéo theo, tỷ số tài sản có thanh khoản trên vốn huy

động giảm xuống còn 6,81%, tức là trong 100 đơn vị vốn huy động có 6,81 đơn vị tài sản có thể dùng để thanh tóan ngay, giảm 18,72 đơn vị so với năm 2006.

Đến năm 2008, tài sản có thanh khoản tại ngân hàng tăng lên đáng kểđạt 12.372,4 triệu đồng tăng 73,4% so với năm 2007. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng lên 204% còn tiền mặt tại quỹ lại giảm 53% so với năm 2007. Vốn huy động trong năm này tăng khá cao 41,4% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tài sản có thanh khoản. Kết quả là trong 100 đơn vị vốn huy động thì có 8,35 đơn vị tài sản có sẵn sàng thanh tóan ngay, tăng 1,54 đơn vị so với năm 2007. Với mức 8,35%

trong năm 2008, tỷ số này cho thấy tình hình hoạt động tại chi nhánh đã đi vào

ổn định và ngày càng phát triển bền vững. Tuy nhiên, đểđảm bảo khả năng thanh toán nhất là công tác thanh toán bù trừ qua NHNN đòi hỏi SCB An Giang gia tăng lượng tiền gửi tại NHNN, đồng thời gia tăng lượng tiền gửi tại các TCTD để

thực hiện việc thanh toán trực tiếp qua các ngân hàng.

Tài sn có thanh khon trên tng tài sn

Tỷ số này có xu hướng giảm khá mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, cứ 100 đơn vị tổng tài sản thì có 17,6 đơn vị tài sản có thể dùng để thanh tóan ngay. Đến năm 2007, tốc độ tăng của tổng tài sản có 1.011,8% tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản có thanh khoản, 28,2% nên tài sản có thanh khoản trên tổng tài sản có xu hướng giảm mạnh, đạt 2,04%, tức trong 100 đơn vị tổng tài sản thì có 2,04 tài sản có thể thanh toán ngay, giảm 15,56 đơn vị so với năm 2006.

Đến năm 2008, tổng tài sản giảm 6,5% trong khi đó tài sản có thanh khoản lại tăng 73,4% so với năm 2007. Kết quả là trong 100 đơn vị tài sản thì 3,78 đơn vị

tài sản sẵn sàng thanh toán cho khách hàng, tăng 1,74 đơn vị so với năm 2007. Như vậy ta thấy, tỷ trọng của tài sản có thanh khoản trong tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý. Nó vừa đáp ứng khả năng thanh khoản của ngân hàng vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang

VHD: Th.S Ha Thanh Xuân 74 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà

(Ngun: Phòng kế toán NHTMCP Sài Gòn - chi nhánh An Giang)

Bng 10 : CÁC CH S THANH KHON TI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008

Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Ch tiêu 2006 2007 2008 S tin % S tin % Tổng tài sản 31,500.00 350,236.60 327,400.30 318,736.60 1,011.8 -22,836.30 -6.5 Vốn huy động 21,791.2 104,807.2 148,186.0 83,016.00 381 43,378.80 41.4 Tài sản có thanh khoản 5,563.00 7,133.60 12,372.40 1,570.60 28.2 5,238.80 73.4 - Tiền mặt tại quỹ 179.60 3,623.80 1,704.00 3,444.20 1,917.7 -1,919.80 -53 - Tiền gửi tại NHNN 5,383.40 3,509.80 10,668.40 -1,873.60 -34.8 7,158.60 204 Tài sản có thanh khoản/Vốn huy động (%) 25.53 6.81 8.35 -18,72 -73.34 1.54 22.7 Tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản (%) 17.6 2.04 3.78 -15.56 -88.47 1.74 85.5

CHƯƠNG 5

MT S GII PHÁP NÂNG CAO HIU QU HOT ĐỘNG KINH DOANH

5.1.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HUY ĐỘNG VỐN

Vốn huy động tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng mạnh qua các năm. Tuy vậy, vốn điều chuyển từ hội sở vẫn chiếm số lượng lớn về mặt giá trị và tỷ trọng, lớn hơn hẳn so với vốn huy động. Do đó, để cho hoạt động tín dụng hoạt động ngày càng tốt và hiệu quả hơn thì bên cạnh việc sử dụng vốn vay từ Hội Sởđể cho vay, ngân hàng cần phải tăng cường huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, phong phú chủng loại và hấp dẫn về lãi suất. Để tạo thế chủ động cho ngân hàng khi khách hàng có nhu cầu vay vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 84 - 87)