7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)
4.3.1.4 Đội ngũ nhân sự và cơ cấu chuyên môn
Để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động, đội ngũ
nhân sự tại SCB An Giang trong thời gian qua đã không ngừng tăng lên cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Dựa vào bảng 06, ta thấy về số lượng, tổng số nhân viện tại SCB An Giang không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2006, năm đầu tiên bắt đầu hoạt
động trên địa bàn thành phố Long Xuyên nên số lượng công nhân viên tại SCB An Giang khá ít, 18 người. Đến năm 2007, tổng nhân viên tại Chi nhánh tăng lên khá cao, tăng 8 nhân viên so với năm 2006, tốc độ tăng là 44,4%. Theo đó, tốc
độ tăng của nhân viên đại học là 70%, còn cao đẳng là 33,3%, trong khi đó nhân
viên trung cấp-sơ cấp vẫn giữ nguyên so với năm 2006. Năm 2008 cũng là năm tăng khá cao về số lượng CBNV. Tổng số nhân
viên tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang tăng lên 34 nhân viên, tăng 8 nhân viên so với năm 2007, tốc độ tăng là 30,8%. Sự tăng mạnh của đội ngũ
nhân sự SCB An Giang là do Chi nhánh không ngừng mở rộng phạm vi hoạt
động. Với định hướng phát triển mạng lưới hoạt động đểđáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nên trong vòng 2 năm 2007-2008 SCB An Giang đã mở thêm hai Phòng giao dịch. Vì vậy, sự tăng mạnh của cán bộ công nhân viên đã khẳng định sự tăng trưởng về mặt hoạt động của SCB An Giang.
Về chất, cơ cấu về trình độ chuyên môn của CBNV chính thức tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang thay đổi khá mạnh qua các năm, thể hiện
ở hình sau sau:
Hình 09: CƠ CẤU TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG TẠI SCB AN GIANG
2006 5 5 % 17 % 2 8 % 2007 66% 15% 19% 2008 6 7 % 15 % 18 % Đại học Cao đẳng Trung cấp-sơ cấp
Ta thấy, tại SCB An Giang thì số nhân viên có trình độ đại học chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng số nhân viên và có xu hướng tăng cao qua các năm. Trong năm 2006, có 55% nhân viên có trình độđại học. Đến năm 2007, trình độ đại học có xu hướng tăng lên cả về mặt số lượng lẫn tỷ trọng. Trong năm này, trình độ đại học tăng lên 66% trên tổng nhân viên chính thức. Trong năm 2008, số nhân viên có trình độđại học lại tiếp tục tăng nhẹ, chiếm khoản 67% trên tổng nhân viên chính thức. Như vậy, trong thời gian qua chất lượng nhân sự tại NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang không ngừng tăng. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên để thu hút nhân tài, tạo mọi điều kiện cho nhân viên có cơ hội thăng tiến trong công việc nhất là những người cầu tiến, ham học hỏi, năng động, sáng tạo trong công việc để tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.
Trong khi đó, tỷ trọng nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp – sơ cấp lại có xu hướng giảm xuống qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ trọng của nhân viên có trình độ trung cấp-sơ cấp chiếm 28% sau đó giảm xuống 19% trong năm 2007 và giảm nhẹ trong năm 2008, 18%. Còn tỷ trọng của nhân viên cao đẳng có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Chiếm 17% vào năm 2006, sau đó giảm xuống còn 15% trong năm 2007, 2008.
Nhìn chung, cơ cấu nhân tại SCB An Giang chưa được hợp lý lắm. Ta thấy tỷ trọng nhân viên có trình độ trung học-sơ cấp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nhân viên tại đơn vị, nó cao hơn cả nhân viên có trình độ cao đẳng. Vì vậy, Ngân hàng nên có chính sách năng cao trình độ cho các nhân viên tại Chi nhánh.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang
GVHD: Th.S Hứa Thanh Xuân 58 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà
(Nguồn: Phòng kế toán SCB An Giang)
Bảng 06 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG TẠI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008
Đvt: Nhân viên
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Số người % Số người % Số người % Số người % Số người %
Đại học 10 56 17 65 23 68 7 70,0 6 35,3
Cao đẳng 3 17 4 15 5 15 1 33,3 1 25,0
Trung cấp-sơ cấp 5 28 5 19 6 18 0 0 1 20,0