PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN (E)

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 72)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN (E)

4.4.1 Phân tích thu nhập, chi phí qua 3 năm

Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận. Do đó các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thểđạt lợi nhuận cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi nhuận tăng cao ta cần xem xét hai nhân tố rất quan trọng là thu nhập và chi phí hoạt động hàng năm của Ngân hàng. Nâng cao thu nhập, giảm thiểu chi phí sẽ kéo theo sự gia tăng lợi nhuận. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang trong thời gian

(Ngun: Phòng kế toán SCB An Giang)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng thu nhập tại SCB An Giang tăng cao qua các năm. Cụ thể, năm 2006 thu nhập đạt được khá thấp khoảng 543 triệu

đồng. Tuy nhiên, đến năm 2007 tổng thu nhập tăng lên với tốc độ đáng kể đạt 13.903,5, tăng 13.360,5 triệu đồng, tăng 2.460% so với năm 2006. Năm 2008 thu nhập tại SCB An Giang lạo tiếp tục tăng đạt 67.836,4 triệu đồng, tăng 387,9% so với năm 2007. Thu nhập, tại SCB An Giang tăng mạnh nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hút khách hàng mới, tăng doanh số cho vay tăng lên, doanh số nghiệp vụ bảo lãnh, ủy thác, dịch vụ thanh toán, ngân quỹ,… Từ đó, mà thu nhập từ lãi và dịch vụ tăng cao. Đặc biệt thu nhập từ lãi cho vay tăng rất cao qua 3 năm 2006-2008. Kết quả này cho ta thấy, nguồn thu của ngân hàng ngày càng ổn định và góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Chi phí qua 3 năm tại NHTMCP Sài Gòn cũng tăng rất mạnh qua 3 năm,

đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007. Trong năm này, chi phí đạt 11.667,5 triệu

đồng, tăng 11.667,5 triệu đồng, tức tăng 2.162% so với năm 2006. Năm 2008 lại là một năm tăng mạnh của chi phí, đạt 62.206,7 triệu đồng, tăng 433.2% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí tại SCB An Giang tăng cao là do nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động, Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch và mở

rộng hoạt động kinh doanh. Kết quả là làm gia tăng chi phí dịch vụ, chi phí

Bảng 07 : THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA SCB AN GIANG

Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 543,0 13.903,5 67.836,4 13.360,5 2.460 53.932,9 387,9 Tổng chi phí 515,7 11.667,5 62.206,7 11.151,8 2.162 50.539,2 433,2 Lợi nhuận 27,3 2.236,0 5.629,7 2.208,7 8.090 3.393,7 151,8

quảng cáo tại Ngân hàng. Ngoài ra, công tác huy động vốn trong các năm này đạt hiệu quả cao, kết quả là chi phí lãi tăng cao.

Mặc dù, chi phí tăng cao như vậy, nhưng lợi nhuận trước thuế tại NHTMCP Sài Gòn tăng rất cao trong 3 năm 2006-2008, đặc biệt là trong năm 2007, trong năm này lợi nhuận đạt 2.236 triệu đồng, tăng 2.208,7 triệu đồng, tức tăng khoảng 8.090% so với năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập. Năm 2008 cũng là một năm tăng mạnh của lợi nhuận trước thuế, đạt 5.629,7 triệu đồng, tăng 151,8% so với năm 2007.

Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy tốc độ tăng của thu nhập, chi phí, lợi nhuân một cách trực quan qua 3 năm: 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 T r iu đ ồ n g 2006 2007 2008 Năm

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế

Hình 10: BIỂU ĐỒ THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN TẠI SCB AN GIANG

Như vậy, rõ ràng lợi nhuận, chi phí, thu nhập tai NHTMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang đều tăng một cách đáng kể qua các năm, điều này đã khẳng định hiệu quả hoạt động sau 3 năm thành lập của ngân hàng là rất tốt. Tuy nhiên, để

hiểu rõ tại sao lợi nhuận lại tăng cao qua 3 năm 2006-2008 ta sẽđi sâu phân tích về thu nhập và chi phí.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại SCB An Giang

GVHD: Th.S Ha Thanh Xuân 63 SVTH: Tăng Bảo Phương Hà

(Ngun: Phòng kế toán NHTMCP Sài Gòn – chi nhánh An Giang)

Bng 08: CƠ CU THU NHP, CHI PHÍ TI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM 2006-2008

Đvt: Triệu đồng

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Khon mc S

tin % S tin % S tin % S tin % S tin %

Thu nhập từ lãi 505,4 93,0 12.733,0 91,6 65.150,6 96,0 12.227,6 2.419 52.417,6 412 - Thu lãi cho vay 499,2 91,9 12.215,1 87,9 56.679,7 85,0 11.715,9 2.347 45.464,6 372 - Thu lãi tiền gửi 6,2 1,1 517,9 3,7 7.470,9 11,0 511,7 8.253 6.953,0 1.343 Thu nhập ngoài lãi 37,6 7,0 1.170,5 8,4 2.685,8 4,0 1.132,9 3.013 1.515,3 129 - Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 5,9 1,2 72,0 0,5 44,5 0,08 66,1 1.120 -27,5 -38 - Thu phí dịch vụ thanh toán 2,7 0,5 49,0 0,4 81,7 0,12 46,3 1.715 32,7 67 - Thu phí dịch vị ngân quỹ 5,0 0,9 18,5 0,1 38,3 0,07 13,5 270 19,8 107 - Thu phí nghiệp vụủy thác 4,0 0,7 3,0 0,02 11,7 0,03 -1,0 -25 8,7 290 - Thu nhập khác 20,0 3,7 1.028,0 7,38 2.509,6 3,7 1.008,0 5.040 1.481,6 144

Tng thu nhâp. 543,0 100,0 13.903,5 100,0 67.836,4 100,0 13.360,5 2.460,5 53.932,9 387,9

Chi phí lãi 94,5 18,3 4.485,9 38,4 54.048,2 86,9 4.391,4 4.647 49.562,3 1.105 Chi phí ngoài lãi 421,2 81,7 7.181,6 61,6 8.158,5 13,1 6.760,4 1.605 976,9 14 - Chi phí hoạt động dịch vụ 56,8 11,0 299,1 2,6 313,1 0,5 242,3 426 14,0 5 - Chi phí hoạt động 364,4 70,7 6.880.4 59,0 7.750,1 12,4 6.516,0 1.788 869,7 13

- Chi phí khác 0 0 2.1 0,02 95,3 0,2 2,1 - 93,2 4.438

4.4.1.1. Phân tích cơ cấu thu nhập

Thu nhập của SCB An Giang là toàn bộ khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng như thu từ lãi cho vay, thu từ lãi tiền gửi, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh ủy thác, dịch vụ thanh toán ngân quỹ,…

Phân tích thu t lãi

Khoản mục thu nhập từ lãi tại SCB An Giang tăng mạnh qua các năm 2006-2008. Năm 2007, thu nhập từ lãi đạt 12.733 triệu đồng, tăng 12.227,6 triệu

đồng so với năm 2006, tức tăng 2.419% về tương đối. Thu nhập từ lãi lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008, tăng 412%, tức tăng khoảng 52,417.6 triệu đồng so với năm 2007 về tuyệt đối. Xét về mặt tỷ trọng thì thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập luôn lớn hơn 90%. Trong năm 2006, tỷ trọng của khoản mục này là 93%, giảm xuống trong năm 2007 (91,6%) và tăng lên cao trong năm 2008, 96%. Điều này cho thấy hoạt động chủ yếu của ngân hàng chủ

yếu vẫn là hoạt động tín dụng.

Thu từ lãi cho vay là khoản thu chính của Ngân hàng, có xu hướng tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Cụ thể, năm 2006 khoản mục này đạt 499,2 triệu đồng. Đến năm 2007, thu từ lãi tăng lên rất mạnh, tăng 11.715,9 triệu đồng so với năm 2006 về mặt tuyệt đối còn về mặt tương đối tăng 2.347%. Trong năm 2008, khoản mục này cũng tăng rất mạnh đạt 56.679,7 triệu đồng, tăng 372% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản mục này so với tổng thu nhập giảm đều qua các năm. Năm 2006 chiếm 91,9%, giảm xuống còn 87,9% trong năm 2007 và 85% trong năm 2008. Điều này thể hiện cơ

cấu thu nhập tại Ngân hàng đang thay đổi theo chiều hướng hợp lý, tức là ngân hàng đang đa dạng hóa các nguồn thu nhập, hạn chế các nguồn thu có thể phát sinh rủi ro cao.

Thu lãi tiền gửi tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang tăng cả về

mặt giá trị lẫn tỷ trọng. Khởi đầu vào năm 2006, thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng rất thấp 1,1%, sau đó tăng lên 3,7% trong năm 2007 và 11% trong năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do Chi nhánh đã tăng cường lượng tiền gửi nhằm bảo đảm cho các hoạt động thanh toán, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Xét về mặt giá trị, thu lãi tiền gửi tăng rất cao trong năm 2007, tăng 511,7

triệu đồng, tức tăng 8.253% so với năm 2006. Loại thu nhập này lại tiếp tục tăng mạnh trong năm 2008, tăng 1.343% so với năm 2007.

Thu nhp ngoài lãi

Khoản mục thu nhập này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu tại ngân hàng nhưng đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, thu nhập ngoài lãi tăng

đáng kểđạt 1.170,5 triệu đồng tăng 1.132,9 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 3.013% về tương đối và khoản mục này lại tiếp tục tăng nhanh trong năm 2008, về mặt tuyệt đối tăng 1.515,3 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng 129% về mặt tương đối. Trong năm 2006, do mới bắt đầu hoạt động nên hoạt động dịch vụ của Chi nhánh không nhiều, chưa khai thác hết nhu cầu và tiềm năng của khách hàng. Vì vậy Chi nhánh chưa thực sự gắn kết việc phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ với công tác tín dụng.

Đến năm 2007, Chi nhánh đã tích cực duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ truyền thống, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng, tăng thêm tiện ích cho khách hàng, từng bước đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tin học nhằm phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi lại có xu hướng giảm qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ

trọng này chiếm 7% trên tổng thu nhập nhưng đến năm 2008 nó lại giảm xuống thấp còn 4%. Nguyên nhân là do khả năng cạnh tranh về lĩnh vực dịch vụ SCB An Giang còn thấp nên thời gian qua Ngân hang chú trọng nhiều vào công tác tín dụng.

Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng thu nhập và tỷ

trọng này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng của khoản mục này chiếm 1,1%. Sau đó giảm xuống còn 0,5% trong năm 2007 và 0.06% trong năm 2008. Xét về mặt gái trị thì khoản mục này tăng mạnh trong năm 2007, trong năm này, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh đạt 72 triệu đồng, tăng 66,1 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 1.120%. Tuy nhiên, khoản mục này lại giảm khá mạnh trong năm 2008, về tuyệt đối giảm khoảng 27,5 triệu so với năm 2007 tức giảm khoảng 38%.

Tỷ trọng khoản mục thu phí dịch vị thanh toán tại NHTMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang giảm đều qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng khoản mục này

nhiên, xét về mặt giá trị thì khoản mục này tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2007. Trong năm này, Thu phí dịch vụ thanh toán đạt 49 triệu đồng, tăng 46,3 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng hơn 1.715%. Năm 2008 lại là một năm tiếp tục tăng của khoản mục này, đạt 81,7 triệu đồng tăng 67% so với năm 2007.

Tương tự như thu từ nghiệp vụ bảo lãnh và thu phí dịch vụ thanh toán, tỷ

trọng của thu phí dịch vụ ngân quỹ cũng giảm đều qua các năm. Năm 2006 tỷ

trọng này khoảng 0,9% trên tổng thu nhập. Các năm sau đó tỷ trọng này giảm xuống thấp dần 0,1% (2007), 0,07% (2008). Về mặt gái trị, khoản mục này tăng rất cao. Năm 2007 khoản mục này đạt 18,5 triệu đồng, tăng 270% so với năm 2007. Tỷ trọng này tiếp tục tăng trong năm 2008, tăng 19,8 triệu đồng so với năm 2007, tức tăng khoảng 107%.

Tỷ trọng thu phí nghiệp vụ ủy thác trên tổng thu nhập cũng giảm mạnh qua 3 năm. Khởi đầu là 0.7% trong năm 2006, sau đó giảm xuống còn 0,02 trong năm 2007 và 0.03 năm 2008. Xét về mặt giá trị, khoản mục này có xu hướng tăng. Măc dù, năm 2007 khoản mục này giảm 1 triệu đồng, tức giảm 25% so với 2006 nhưng năm 2008 khoản mục này tăng khá cao, tăng 290% so với năm 2007. Các khoản thu khác là khoản mục luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu ngoài lãi của SCB An Giang. Tuy nhiên, qua 3 năm tỷ trọng này có xu hướng không tăng. Mặc dù, trong năm 2007, tỷ trọng này tăng mạnh chiếm 7,38% nhưng sau đó trong năm 2008, nó lại giảm bằng với khoản tăng năm 2007, cuối cùng đạt tỷ trọng bằng với năm 2006, 3,7%.

Nhìn chung, tổng thu nhập của Ngân hàng qua ba năm tăng khá cao, đăc biệt là thu từ lãi. Nguyên nhân là do Ngân hàng đang chú trọng vào công tác tín dụng. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng cũng tăng khá nhanh. Điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng đi vào nền nếp và đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có biện pháp để tăng thu đối với hoạt động dịch vụ cả về tỷ trọng lẫn giá trị vì đây là lĩnh vực sẽ đem lại lợi nhuận cao trong tương lai nhưng chi phí của nó lại rất thấp.

4.4.1.2. Phân tích cơ cấu chi phí

Để cạnh tranh cùng các đối thủ, ngoài việc đa dạng hóa các hình thức cho vay, cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng, thu hút khách hàng đến với Chi nhánh để nâng cao thu nhập. Ngân hàng còn phải có những biện pháp để tiết

kiệm chi phí đặc biệt là những chi phí không hợp lý. Theo bảng 08 , ta thấy cơ

cấu chi phí tại NHTM cổ phần Sài Gòn qua 3 năm như sau:

Chi tr lãi

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tỷ trọng của các khoản chi tại SCB An Giang. Tỷ trọng tăng mạnh qua 3 năm 2006-2008. Năm 2006, tỷ

trọng khoản mục này chỉ chiếm 18,3% trên tổng chi phí. Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ trọng này đã lên rất khá chiếm 38,4%, sau đó tiếp tục tăng mạnh và đạt 86,9% năm 2008. Về mặt giá trị thì chi phí lãi cũng tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, chi phí lãi đạt 4.485,9 triệu đồng, tăng 4.391 triệu đồng so với năm 2006 tức tăng lên khoảng 4.647%. Năm 2008 lại là một năm tiếp tục tăng cao của chi phí lãi, theo đó, chi phí lãi tăng lên 1.105% so với năm 2007 tức tăng lên 49.562,3 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2007, nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của người dân tăng cao, nên để đáp ứng nhu cầu nay, Ngân hàng

đã thực hiện nhiều biện pháp huy động vốn và tăng lãi suất, tiết kiệm dự thưởng nhằm huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ và sử dụng thêm vốn điều chuyển từ Hội Sở nên làm cho các khoản chi trả lãi tiền gửi vốn tăng cao. Ngoài ra, vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình lạm phát tại nước ta khá nghiêm trọng, kéo theo lãi suất huy động liên tục tăng. Kết quả là, chi phí lãi trong năm 2007, 2008 tăng lên rất mạnh.

Chi phí ngoài lãi

Trái ngược với chi phí lãi, tỷ trọng chi phí ngoài lãi có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng chi phí này tăng cao, 81,7%. Nguyên nhân là do Chi nhánh mới thành lập nên nhu cầu chi tiêu là rất lớn đặt biệt là chi hoạt

động như xây dựng cơ sở hạ tầng, mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ,…Các năm sau đó, do tình hình hoạt động đã đi vào ổn định nên tỷ trọng khoản mục này giảm xuống, 61,6% năm 2007 và 13,1% năm 2008. Tuy vậy, nhưng xét về

mặt giá trị thì chi ngoài lãi tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, chi ngoài lãi đạt 7.181,6 triệu đồng, tăng 6.760,4 triệu đồng so với năm 2006, tức tăng khoảng 1.605% về tương đối. Sang năm 2008, khoảng mục này tiếp tục tăng 14% so với năm 2007, tức tăng khoảng 976,9 triệu đồng.

Chi từ hoạt động dịch vụ qua 3 năm 2006-2008 tăng mạnh về mặt giá trị

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)