Phân tích tốc đột ăng trưởng dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 57 - 59)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sử a)

4.2.2.2.1. Phân tích tốc đột ăng trưởng dư nợ

Dư nợ cho vay là những khoản vay mà khách hàng chưa thanh toán vào thời điểm 31/12 hàng năm. Nó bao gồm các khoản nợ trong hạn và nợ xấu. Đây là phần tài sản Có sinh lời lớn, rất quan trọng không thể thiếu trong việc đánh giá hiệu quả cũng như qui mô hoạt động của một ngân hàng. Các ngân hàng có mức dư nợ cho vay cao thường là các ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Qua tình hình dư nợ cho vay ta có thể thấy được ngân hàng đã sử dụng vốn có hiệu quả hay chưa, đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng là bao nhiêu để từđó có những chính sách thu nợ thật hợp lý và hiệu quả. Dư nợ cho vay của SCB An Giang được thể hiện qua hình dưới

24,236.10 330,065.60 301,644.60 0.00 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 300,000.00 350,000.00 T r iu đ ồ n g 2006 2007 2008 Năm

Hình 07: DƯ NỢ CHO VAY TẠI SCB AN GIANG QUA 3 NĂM

Dựa vào hình 07 và bảng 03, ta thấy dư nợ cho vay tại SCB An Giang qua 3 năm 2006-2008 tăng mạnh vào năm 2007 và giảm nhẹ vào năm 2008. Bắt đầu hoạt động vào năm 2006, nên dư nợ cho vay của ngân hàng khá thấp, 24.236,1 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2007, dư nợ này đã tăng một cách đáng kể, tăng 305.829,5 triệu đồng so với năm 2006 về mặt tuyệt đối còn về mặt tương đối tăng khoảng 1.262%. Nguyên nhân là do, năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng mạnh, nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản suất gia tăng. Ngoài ra, SCB An Giang còn mở rộng địa bàn hoạt động, đa dạng hóa các hình thức cho vay nhằm thu hút nhiều khách hàng mới. Thêm vào đó, SCB An Giang còn chú trọng chất lượng phục vụ góp phần nâng cao uy tín đối với khách hàng.

Năm 2008, dư nợ cho vay tại ngân hàng có sự giảm sút, đạt 301.644,6 triệu đồng, giảm 8.6% trong năm 2007. Nguyên nhân là do:

- Những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát ở nước rất cao. Từđó mà kéo theo lãi suất cho vay tăng mạnh, đỉnh điểm cao nhất là 21%/năm. Đây là mức quá cao so với năng lực trả nợ của doanh nghiêp do đó nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm xuống hoăc họ chỉ vay cầm chừng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Lãi suất cho vay bị khống chế, trong khi đó, lãi suất huy động lại ở

mức cao và liên tục tăng. Ngoài ra, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tại Mỹ , các ngân hàng trong nước đối mặt với nguy cơ thiếu hụt thanh khoản. Do đó, chính

sách tiền tệ của chính phủ liên tục được thắt chặt hơn trước. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc không ngừng tăng cao, khiến chi phí vốn của các ngân hàng càng bịđội lên. Kết quả là, hầu hết các ngân hàng, trong đó có SCB đều ngừng cho vay với khách hàng mới, chủ yếu chỉđáp ứng nhu cầu của khách hàng cũ một cách thận trọng.

- Những tháng cuối năm 2008, lãi suất cho vay giảm mạnh nhưng do tình hình sản suất trong nước còn trì trệ, tình hình tiêu dùng trong nước giảm mạnh nên nhiều doanh nghiệp ngại vay ngân hàng vì sợ lợi nhuận không đủ bù lãi suất. Ngoài ra, một số doanh nghiệp do còn nợ quá hạn nên không thể được vay thêm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang.pdf (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)